Chỉ số đường huyết – cách ổn định đường huyết hiệu quả

bảng chỉ số đường huyết chuẩn mới nhất

Chỉ số đường huyết viết tắt là gì?

Đường ( hay glucose máu ) là nguồn năng lượng chính của cơ thể. Đồng thời cũng là nguồn nhiên liệu cực kỳ quan trọng và cần thiết cho các cơ quan đặc biệt hệ thần kinh và tổ chức não bộ.

Chỉ số đường huyết

Chỉ số đường huyết viết tắt là GI (glycemic index) được định nghĩa là giá trị chỉ nồng độ glucose có trong máu thường được đo bằng đơn vị là mmol/l hoặc mg/dl. Nồng độ glucose trong máu liên tục thay đổi từng ngày thậm chí từng phút đặc biệt liên quan đến chế độ ăn uống sinh hoạt hàng ngày. Lúc nào trong máu luôn có một lượng đường nhất định, nếu lượng đường trong máu thường xuyên cao sẽ dẫn tới bệnh đái tháo đường và ảnh hưởng biến chứng đến nhiều cơ quan đặc biệt là thận mạch máu vv…

Chỉ số đường huyết có ý nghĩa giúp xác định nồng độ glucose trong máu của người tại thời điểm khảo sát là bao nhiêu. Từ đó, chúng ta có thể xác định được người bệnh đang ở mức bình thường, tiền đái tháo đường hay đang bị đái tháo đường.

Bảng chỉ số đường huyết chuẩn mới nhất

Chỉ số đường huyết được phân thành 4 loại: đường huyết bất kỳ, đường huyết lúc đói, đường huyết sau ăn 1h và sau ăn 2h và đường huyết được thể hiện qua chỉ số HbA1C.

Bảng chỉ số đường huyết chuẩn mới nhất

Đường huyết người bình thường

Chỉ số đường huyết an toàn đối với người bình thường như sau:

Đường huyết trung bình: < 140 mg/dL (7,8 mmol/l).
Chỉ số đường huyết lúc sáng sớm, lúc đói: < 100 mg/dL (< 5,6 mmol/l).
Chỉ số đường huyết bình thường sau ăn < 140mg/dl (7,8 mmol/l).
HbA1C: < 5,7 %.

Chỉ số đường huyết lúc sáng sớm, lúc đói

Chỉ số đường huyết lúc đói được đo lần đầu vào buổi sáng nhịn ăn ít nhất 8h trở nên lúc đó bạn chưa ăn hay uống bất kỳ loại thực phẩm nào, Chỉ số đường huyết lúc đói ở khoảng giữa 70 mg/dL (3.9 mmol/L) và 92 mg/dL (5.0 mmol/L) là bình thường.

Qua quá trình nghiên cứu, các chuyên gia y tế thấy rằng những người có lượng đường huyết lúc đói trong khoảng trên không có nguy cơ phát triển bệnh đái tháo đường trong vòng 10 năm tới hoặc lâu hơn.

Chỉ số đường huyết bình thường sau ăn

Chỉ số đường huyết sau ăn của người bình thường khỏe mạnh là dưới 140mg/dL (7,8 mmol/L) đo trong vòng 1 – 2 giờ sau ăn.

Đường huyết lúc đi ngủ

Lượng đường huyết trước đi ngủ của người bình thường sẽ dao động từ 110-150mg/dl (tương đương 6,0-8,3mmol/l).

Xét nghiệm Hemoglobin A1c (HbA1c)

HbA1c dưới 48 mmol/mol (6,5%) là bình thường. HbA1C thường được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường.

chỉ số đường huyết hba1c

Đường huyết thấp là bao nhiêu?

Lượng đường trong máu dưới 70 mg/dL (3.9 mmol/L) thì được coi là hạ đường huyết. Đây là tình trạng nguy hiểm và cần được cấp cứu kịp thời. Sự tụt giảm đường huyết này vẫn có thể tiếp tục diễn ra và khiến cho người bệnh có thể rơi vào trạng thái hôn mê, tổn thương não.

Đường huyết cao là bao nhiêu?

Chỉ số HbA1C của người bình thường là ở dưới mức 5,7%. Người tiểu đường nên duy trì chỉ số HbA1C dao động trong khoảng 5,7%-6,5% là tốt nhất. Còn những trường hợp có chỉ số HbA1C trên 6,5% là mức cao và cần điều chỉnh, kiểm soát chặt chẽ. Và đây cũng chính là câu trả lời cho thắc mắc chỉ số của người tiểu đường bao nhiêu là cao.

chỉ số đường huyết bao nhiêu là cao 

Chỉ số đường huyết bao nhiêu là cao?

Chỉ số đường huyết cao có phải bị tiểu đường?

Để xác định được bạn có bị tiểu đường hay không thì điều cần thiết là phải làm nghiệm pháp tăng đường huyết hoặc xét nghiệm chỉ số HbA1C. Chỉ số này nhằm giúp người bị tiểu đường kiểm soát đường huyết mà không phụ thuộc vào lúc no hay đói. Chỉ số HbA1C bình thường sẽ nằm trong ngưỡng từ 5,4-6,2%, trên 7% nghĩa là có tiểu đường. Đường huyết của bạn tăng 30mg khi chỉ số này tăng 1%.

Dựa vào chỉ số đường huyết, chúng ta có thể xác định được người bệnh đang ở mức bình thường hay tiền đái tháo đường, hay đái tháo đường. Nếu phát hiện tình trạng bệnh sớm, người bệnh sẽ không cần điều trị bằng thuốc mà thay vào đó có thể thay đổi chế độ ăn uống, luyện tập thể dục, vận động phù hợp.

Vấn đề cân bằng đường huyết

khi nói về cân bằng đường huyết

Lượng đường trong máu luôn được giữ ở mức ổn định với chế độ ăn uống, sinh hoạt đều đặn và không có sự thay đổi nào quá đột ngột. Tuy nhiên, do một nguyên nhân nào đó dẫn đến hạ đường huyết hoặc tăng đột ngột có thể kéo theo nhiều biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là hôn mê và thậm chí tử vong.

Hậu quả của hạ đường huyết ở người bình thường

Lượng đường trong máu con người luôn được duy trì ở mức từ 4 – 7 mmol/L. Khi hạ đường huyết xuống dưới 4 mmol/L thì các dấu hiệu của việc thiếu hụt đường sẽ xuất hiện. Nếu không được xử trí kịp thời thì mức độ hạ đường huyết ngày càng tăng và gây nguy hiểm đến sức khỏe của người bệnh.

Hậu quả của hạ đường huyết ở người bình thường

Cụ thể :

  • Não bộ con người chỉ sử dụng duy nhất nguồn năng lượng do đường glucose tạo ra. Do đó, khi hạ đường huyết sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thần kinh, ảnh hưởng tri giác và gây tổn thương đến não bộ.
  • Hạ đường huyết còn có thể gây hôn mê, co giật. Đây là các yếu tố làm tăng nguy có tổn thương đến sức khỏe, gián tiếp ảnh hưởng đến người bệnh và thậm chí có thể gây tử vong.

Hậu quả khi tăng đường huyết

Tăng đường huyết không gây ra các triệu chứng cho đến khi giá trị glucose tăng lên trên 180 đến 200 miligam trên decilit (mg/dL), hoặc từ 10 đến 11,1 milimol mỗi lít (mmol/L).

Các biến chứng lâu dài

Các biến chứng lâu dài của bệnh tăng đường huyết không được điều trị có thể bao gồm:

biến chứng tăng đường huyết

  • Bệnh tim mạch
  • Tổn thương dây thần kinh (bệnh thần kinh) gây đau do lạnh hoặc mất cảm giác ở chân, rụng lông chân hoặc rối loạn chức năng cường dương
  • Tổn thương thận (bệnh thận do tiểu đường) hoặc suy thận
  • Bệnh võng mạc tiểu đường, có khả năng dẫn đến mù lòa. Đục thủy tinh thể và bị tổn thương mắt
  • Các vấn đề về chân: nhiễm trùng da nghiêm trọng, loét
  • Các vấn đề về xương khớp
  • Nhiễm trùng răng và nướu
  • Các vấn đề dạ dày và đường ruột như táo bón mãn tính hoặc tiêu chảy.

Các biến chứng khẩn cấp

Nếu lượng đường trong máu tăng đủ cao hoặc trong một thời gian dài, nó có thể dẫn đến các biến chứng khẩn cấp như:

  • Nhiễm toan ceton do đái tháo đường. Nếu không được điều trị, nhiễm toan ceton do tiểu đường có thể dẫn đến hôn mê tiểu đường và đe dọa tính mạng.
  • Trạng thái tăng siêu âm đường huyết. Nếu không được điều trị, trạng thái tăng siêu âm đường huyết của bệnh tiểu đường có thể dẫn đến mất nước, hôn mê và đe dọa tính mạng.

Cách đo đường huyết tại nhà

Những đối tượng cần thử đường huyết tại nhà

Người mắc bệnh đái tháo đường type 1: nên thử đường huyết ít nhất 3 lần mỗi ngày để đạt mục tiêu điều trị.

Người mắc bệnh đái tháo đường type 2:

  • Trước khi ăn sáng, ăn trưa và ăn chiều
  • Sau ăn 1-2h (sáng, trưa, chiều)
  • Trước khi đi ngủ
  • Lúc 2h hoặc 3h sàng: khi nghi ngờ có hạ đường huyết

Các tình huống khác nên thử đường huyết:

  • Khi nghi ngờ đường huyết quá cao hoặc quá thấp
  • Thay đổi thuốc điều trị hoặc liều dùng thuốc đang sử dụng
  • Thay đổi chế độ dinh dưỡng hoặc tập luyện
  • Trước hoặc sau khi tập luyện
  • Trước khi lái xe hoặc thực hiện các hoạt động khác có cường độ tập trung cao
  • Khi mang thai hoặc đang mắc bệnh
  • Thử đường huyết vào thời điểm nào và tần suất bao nhiêu theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị.

Các bước kiểm tra đường huyết tại nhà

Để kiểm tra đường huyết tại nhà, bạn sẽ được tư vấn sử dụng máy đo đường huyết cá nhân.

Cách đo đường huyết tại nhà

Các bước sử dụng máy đo đường huyết cá nhân để thử đường huyết tại nhà:

  1. Rửa tay bằng nước ấm, sau đó lau khô tay trước khi đo
  2. Lắp kim lấy máu vào ống bút
  3. Điều chỉnh độ sâu của kim phù hợp với loại da của bạn
  4. Lắp que thử vào máy đo đường huyết. Code của que thử phải trùng khớp với mã code hiện trên máy. Sau khi lấy que thử nhanh chóng đóng lọ que thử để tránh độ ẩm xung quanh tác động lên các que khác.
  5. Xoa nhẹ đầu ngón tay để máu lưu thông về
  6. Đặt kim chích ở mép ngoài cạnh đầu ngón tay và bấm chích máu. Ấn nhẹ ống bút vào đầu ngón tay, kim lấy máu sẽ đâm nhẹ vào ngón tay của bạn.
  7. Nhỏ giọt máu vừa xuất hiện lên phần que thử trên máy đo.
  8. Dùng khăn sạch ấn nhẹ vào ngón tay để cầm máu.
  9. Đợi máy hiện thử kết quả và vệ sinh dụng cụ theo đúng hướng dẫn.

Chỉ số đường huyết sau ăn 2 tiếng có ý nghĩa gì?

Ngoài ra, có thể xác định sơ bộ tình trạng mắc bệnh tiểu đường thông qua xét nghiệm đo đường huyết sau khi ăn 2 tiếng. Bạn có thể biết được lượng đường trong máu và có cách điều chỉnh chế độ ăn phù hợp.

Chỉ số đường huyết sau ăn 2 tiếng

Nếu chỉ số đường huyết sau ăn ở các mức:

  • < 7,8 mmol/L là chỉ số bình thường và an toàn.
  • Từ 7,9 – 11,1 mmol/L là cảnh báo dấu hiệu tiền đái tháo đường.
  • > 11,1 mmol/L thì nguy cơ cao bạn đã mắc bệnh đái tháo đường.

Chỉ số đường huyết sau ăn 4h

hạ đường huyết lúc đói

Cách duy trì đường huyết ổn định

Để duy trì mức độ đường huyết ổn định lành mạnh cần có chế độ ăn uống khoa học, tập thể dục và duy trì một lối sống khỏe mạnh để duy trì mức đường huyết tốt. Bạn có thể tham khảo một số cách sau để giúp đường huyết ổn định hơn:

  1. Bổ sung thực phẩm màu xanh và đỏ tươi : Các loại thực phẩm có chứa anthocyanins có trong các thực phẩm màu xanh và đỏ tươi như: nho, dâu và quả mọng giúp kiểm soát lượng đường huyết tốt hơn.Cách duy trì đường huyết ổn định
  2. Bổ sung thực phẩm màu xanh và đỏ tươi như nho, dâu và quả mọng giúp kiểm soát lượng đường huyết tốt hơn.
  3. Theo dõi đường huyết thường xuyên và đều đặn

Thực hiện chế độ ăn hợp lý, cân đối các thành phần

Thành phần dinh dưỡng hàng ngày được khuyến nghị là glucid 50- 60%, protid 15- 20%, lipid 20 – 30% tổng số calo trong ngày. Đặc biệt không được bỏ qua bữa sáng do ăn sáng giúp ổn định lượng đường huyết suốt cả ngày. Kết hợp lành mạnh protein, tinh bột và chất béo cộng với các loại trái cây hoặc các loại hạt sẽ giúp bạn duy trì một lượng đường huyết ổn định;

Tập thể dục

Bạn nên tập thể dục thường xuyên, tối thiểu 30 phút mỗi ngày, 5 ngày/tuần, lưu ý kiểm tra đường huyết, huyết áp, tình trạng tim mạch trước khi tập. Việc đổ mồ hôi trong khi tập thể dục giúp bạn ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Khi duy trì một chế độ tập luyện phù hợp lâu dài, các tế bào sẽ trở nên nhạy cảm hơn với insulin.

Uống sữa

Các sản phẩm từ sữa góp phần làm giảm đáng kể nguy cơ kháng insulin, vì các protein và enzyme trong sữa đã làm chậm sự chuyển hóa lượng đường trong thức ăn thành lượng đường trong máu. Uống sữa mỗi ngày có thể giảm được nguy cơ kháng insulin lên tới 20%.

Thuốc cân bằng đường huyết

Hiện nay trên thị trường có rất  nhiều loại thuốc giúp cân bằng đường huyết, tuy nhiên bạn nên chọn loại thuốc uy tín như sản phẩm viên uống Blackmores sugar Balance của Úc nhé. Đây là sản phẩm độc quyền của hãng thực phẩm chức năng nổi tiếng thế giới Blackmores.

thuốc ổn định đường huyết

Hạ đường huyết uống gì? Tụt đường huyết uống gì? Đường huyết thấp nên ăn gì?

Nếu người bệnh bị hạ đường huyết ở mức độ nhẹ, vẫn đủ tỉnh táo thì cần uống ngay nước đường… hoặc các món ăn thức uống chứa đường, sau đó dùng thêm các loại cháo, sữa, hoa quả, bánh ngọt.

 Đường huyết thấp nên ăn gì

Trường hợp nặng khi bệnh nhân đã rơi vào tình trạng hôn mê, mất ý thức, không có khả năng nuốt, nếu cho uống sẽ gây sặc vào đường hô hấp. Cần đưa ngay bệnh nhân tới bệnh viện để được tiêm tĩnh mạch dung dịch ngọt ưu trương 20 – 30% (40 – 60ml). Tiếp sau đó kết hợp thay bằng truyền nhỏ giọt dung dịch Glucose có nồng độ 5-10% để tránh nguy cơ tái phát hạ đường huyết. Glucose sẽ tiếp tục chuyền cho đến khi người bệnh hồi phục hoàn toàn và có khả năng tự ăn, tự uống đươc.

Đường huyết cao nên uống ăn gì?

Người có đường huyết cao nên uống Nước lọc, trà xanh, Quế…

Đường huyết cao nên uống ăn gì

Và ăn các loại thực phẩm có chỉ số GI thấp : Bông cải xanh, giấm và tỏi; Quả hạch và đậu, hạt chia, gạo lứt và măng tây, dây tây và táo, cá.

Bảng chỉ số đường huyết GI của thực phẩm thông dụng

Chỉ số đường huyết của khoai lang 44
Chỉ số đường huyết của mì gói 55
Chỉ số đường huyết của gạo lứt 45
Chỉ số đường huyết của khoai lang luộc 45
Chỉ số đường huyết của gạo nếp

Gạo nếp cẩm

Gạo trắng

>80

42,3

89

Chỉ số đường huyết của yến mạch
cám yến mạch
Yến mạch nhanh
Bột yến mạch ăn liền
55 – 70
55
56 – 69
70
Chỉ số đường huyết của mật ong 126
Chỉ số đường huyết của xoài 55
Chỉ số đường huyết của dưa lưới 56 – 69
Chỉ số đường huyết của dứa 51 – 73
Chỉ số đường huyết của mít 50 – 60
Chỉ số đường huyết của rượu nếp >80
Chỉ số đường huyết của quả bơ <60
Chỉ số đường huyết của đậu xanh 30
Chỉ số đường huyết của dưa lê <55
Chỉ số đường huyết của sầu riêng 70

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Main Menu