Trẻ bị thiếu canxi phải làm sao? Bổ sung canxi cho trẻ bằng cách nào?

.Theo thống kê thì trẻ em Việt Nam có chiều cao trung bình thấp nhất khu vực. Một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng này là thiếu canxi. Vậy canxi là gì? Vai trò của canxi là gì? Nhu cầu canxi cho trẻ là bao nhiêu? Cách kiểm tra trẻ bị thiếu canxi và cách bổ sung canxi hiệu quả nhất là gì? Hãy đọc bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé!

Canxi là gì?

Canxi là một loại khoáng chất có vai trò rất quan trọng trong cơ thể người. Trong cơ thể Canxi chiếm 1,5 – 2% trọng lượng cơ thể người, 99% lượng canxi tồn tại trong xương, răng, móng và 1% trong máu. Canxi kết hợp với phospho là thành phần cấu tạo cơ bản của xương và răng, làm cho xương và răng chắc khỏe.

Canxi là gì

Các dạng canxi

Canxi tồn tại trong cơ thể dưới hai dạng:

  • Canxi trong xương: cấu tạo thành phần hoá học của xương bao gồm: 25% nước, 20% protein, 5% lipit, một lượng nhỏ glycosaminoglycan và gần 50% là chất khoáng, trong đó hầu hết chất khoáng là muối canxi.
  • Canxi ngoài xương: Lượng canxi trong dịch ngoài tế bào và tổ chức mềm ở người bình thường không quá 10 g. Canxi ngoài xương cần thiết cho các hoạt động thần kinh cơ và quá trình đông máu.

Nguồn gốc của canxi

Canxi có nguồn gốc vô cơ và hữu cơ:

Canxi vô cơ

Canxi vô cơ là chất được cấu thành từ ion Canxi với các hợp chất vô cơ, có thể được tạo ra nhờ các phản ứng hóa học trong quá trình sản xuất, hoặc lấy từ các sinh vật tự nhiên như vỏ sò, vỏ trai… Một loại Canxi vô cơ chúng ta có thể nhìn thấy hàng ngày là đá vôi, công thức CaCO3 nhưng con người không thể ăn được, ngoài ra còn có Canxi sulfate (CaSO4), Canxi chloride (CaCl2) …

Canxi hữu cơ

Canxi hữu cơ là chất được cấu thành từ ion Canxi với các loại hợp chất hữu cơ, ví dụ như Canxi Gluconat (Tên đầy đủ Canxi Lactac Gluconat), Canxi caseinate, …bạn có thể hiểu nôm na Canxi hữu cơ chứa Canxi gần giống như Canxi khi còn ở trong thực phẩm tự nhiên vậy.
Về mùi vị thì Canxi vô cơ thường có vị tanh, ngái và khó uống, còn Canxi hữu cơ thì có mùi vị tự nhiên hoặc không mùi và thơm ngon hơn.

Vai trò của canxi đối với trẻ em

Canxi có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc quyết định chiều cao, sự phát triển khỏe mạnh và độ cứng cáp của trẻ. Trong cơ thể người, 99% canxi nằm ở xương và răng và chỉ 1% còn lại là trong các tế bào máu. Khi cơ thể được bổ sung đầy đủ canxi giúp trẻ duy trì hệ thống xương và răng chắc khỏe. Tuy nhiên nhiều bậc cha mẹ không nắm được dấu hiệu và cách bổ sung canxi cho bé sẽ dẫn đến tình trạng trẻ bị thiếu canxi.

Vai trò của canxi đối với trẻ em

Khi bị thiếu canxi trẻ sẽ bị còi xương, răng mọc chậm, hay giật mình, xương nhô, ức lõm, ngủ trằn trọc không ngon giấc. Bên cạnh đó thiếu canxi còn ảnh hưởng đến hệ miễn dịch và khiến các tế bào mất đi khả năng nhận biết để tiêu diệt tế bào ung thư trong cơ thể.

Đối với trẻ dưới 8 tuổi, thiếu canxi khiến cơ thể mệt mỏi, lười ăn, hay bị tê mỏi chân tay và dễ bị ngã. Với trẻ từ 9 đến 16 tuổi, thiếu canxi khiến trẻ hay cáu gắt, người mệt mỏi, cơ thể ra nhiều mồ hôi và lười hoạt động,… Nếu tình trạng thiếu canxi kéo dài không chỉ ảnh hưởng đến thể chất mà còn đến trí não của trẻ.

Tác dụng phụ của canxi

Canxi có vai trò quan trọng là vậy, tuy nhiên nếu cơ thể thừa canxi cũng có tác dụng phụ. Rất hiếm gặp các trường hợp thừa canxi trong máu hay tích trữ thừa trong mô do tiêu thụ quá nhiều canxi do lượng canxi khi ăn vào dư thừa, canxi sẽ được bài tiết ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên khi dùng thuốc canxi liều cao, kéo dài có thể dẫn đến một số tác dụng phụ thường thấy như sau:

  • Sỏi thận
  • Trẻ thừa canxi có thể gây ức chế việc hấp thu các chất khác như sắt và kẽm. Do đó, những trẻ thừa canxi có nguy cơ cao thiếu sắt và kẽm. Mặt khác, khi cơ thể bị thừa canxi sẽ gây quá tải cho thận. Nếu mẹ bổ sung canxi quá liều, lâu dài sẽ khiến cho con có nguy cơ bị sỏi niệu quản, sỏi thận.
  • Nếu trẻ dùng canxi liều cao sẽ gây rối loạn canxi máu và rối loạn nhịp tim. Mặt khác, thừa canxi còn gây ra tình trạng sỏi thận mãn tính, vôi hóa khớp vai, canxi hóa động mạch… rất nguy hiểm cho trẻ.

Thực tế, nhiều trẻ có dấu hiệu thiếu canxi, mẹ thường tự ý đi mua canxi về cho con uống dẫn đến quá liều. Do đó, khi thấy trẻ khát nước, đi tiểu nhiều, buồn ói… thì mẹ phải đưa con đến gặp bác sĩ ngay để xử trí.

Nhu cầu canxi cho trẻ – Bổ sung canxi cho trẻ bao nhiêu là đủ?

Mỗi độ tuổi và mỗi đối tượng khác nhau sẽ cần bổ sung một lượng canxi khác nhau. Tổ chức Y tế thế giới khuyên bạn nên bổ sung loại khoáng chất này theo tiêu chí dưới đây:

STT Giai đoạn Hàm lượng canxi ( mg/ngày)
1 Dưới 6 tháng tuổi 300mg canxi/ ngày
2 Trẻ từ 7 tháng tới 12 tháng tuổi 400mg canxi/ ngày
3 Trẻ từ 1 đến 3 tuổi 500 mg canxi/ngày
4 Trẻ từ 4 đến 6 tuổi 600mg canxi/ngày
5 Trẻ từ 7 đến 9 tuổi 700 mg canxi/ ngày
6 Trẻ từ 10 tuổi 1000mg canxi/ ngày
7 Trẻ từ 11 đến 24 tuổi 1200mg canxi/ ngày

Cách kiểm tra trẻ thiếu canxi

Biểu hiện trẻ bị thiếu canxi

Trẻ nhỏ đặc biệt là trẻ sơ sinh khi thiếu canxi sẽ có những biểu hiện như:

biểu hiện của trẻ bị thiếu canxi

  • Đổ nhiều mồ hôi, nhất là khi ngủ
  • Hay quấy khóc, giật mình về đêm
  • Thiếu canxi trầm trọng gây ra tình trạng trẻ bị còi xương, suy dinh dưỡng, chậm lớn, răng mọc chậm, không đều, răng yếu
  • Rụng tóc thành đường vành khăn ở sau gáy
  • Hay vặn mình, nôn trớ sữa.

tre bi thieu canxi

Nguyên nhân gây thiếu canxi ở trẻ nhỏ

  • Trẻ bị thiếu oxy hoặc bị ngạt trong quá trình sinh.
  • Di chứng do ngộ độc thai nghén, đái tháo đường thai kỳ.
  • Chế độ ăn thiếu canxi.
  • Trẻ nhỏ không thường xuyên được tắm nắng dẫn đến thiếu vitamin D (vitamin D là dưỡng chất quan trọng giúp cơ thể hấp thụ tốt canxi).

Trẻ bị thiếu canxi phải làm sao? Bổ sung canxi cho trẻ bằng cách nào?

Việc bổ sung canxi cho trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh cần được xác định bởi bác sĩ chuyên khoa nhi và chuyên khoa dinh dưỡng. Tùy theo từng độ tuổi bé, nhu cầu của từng bé để bổ sung canxi hợp lý. Bố mẹ không nên tự ý dùng các sản phẩm thuốc nhằm bổ sung canxi cho trẻ, việc sử dụng cần có hướng dẫn của bác sĩ. Đối với trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ còn đang bú mẹ thì sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng chính. Đồng thời là nguồn bổ sung canxi hiệu quả. Vì vậy chế độ dinh dưỡng của người mẹ là vô cùng quan trọng. Để bổ sung canxi cho trẻ đang bú mẹ, thì việc đầu tiên đó là cải thiện khẩu phần ăn uống cho người mẹ với những thực phẩm giàu canxi. Và nên bổ sung vitamin D giúp hấp thụ canxi tốt hơn.

Thức ăn bổ sung canxi cho trẻ – Trẻ bị thiếu canxi nên ăn gì?

thực phẩm bổ sung canxi

  • Các loại ngũ cốc và hạt : hạt đậu, gạo, hạt mè, hạnh nhân, hạt điều, quả óc chó…
  • Các loại rau lá xanh thẫm: rau chân vịt, rau cải thìa, rau cải xoăn, cải bó xôi…
  • Thuỷ hải sản: tôm , cua, nghêu, sò , ốc, hến,…

Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi thì bú mẹ hoàn toàn và tắm nắng thường xuyên (việc này đang rất tranh cãi nên bỏ) là biện pháp tốt nhất giúp bổ sung canxi. Còn với trẻ từ 7 tháng trở lên, đã có thể ăn dặm thì bên cạnh việc bú sữa, uống thêm sữa công thức. Thì các mẹ có thể chế biến những thực phẩm giàu canxi để bổ sung vào thực đơn ăn dặm của trẻ.

Sữa bổ sung canxi – Hàm lượng canxi trong sữa

Sữa là loại thức uống giàu canxi cần cho trẻ sử dụng hàng ngày để khắc phục tình trạng thiếu canxi, đặc biệt là sữa tươi. Vì vậy mẹ hãy cho trẻ uống sữa thường xuyên, hàng ngày. Ngoài sữa, một số chế phẩm từ sữa như phô mai, sữa chua, ..cũng là nguồn bổ sung canxi rất tốt và phù hợp cho trẻ. Ngoài ra có thể bổ sung canxi từ phô mai, sữa tươi, sữa chua…

Thực phẩm

Lượng Canci (mg)/ 100g

Yaourt

123

Formage

760

Sữa bò tươi

120

Sữa bột không béo

1400

Sữa bột toàn phần

939

Thuốc bổ sung canxi

Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, phụ nữ đang cho con bú cần hấp thụ khoảng 1000 mg canxi mỗi ngày. Nhưng do việc ăn uống bị kiêng khem nên thường bị thiếu hụt canxi sau khi sinh. Vì vậy, các mẹ cũng có thể cung cấp lượng canxi bị thiếu bằng các loại thuốc bổ sung canxi. Tuy nhiên việc dùng thuốc cần phải có sự hướng dẫn của bác sĩ. Không nên tự ý dùng thuốc bởi vì khi thiếu một số vi chất khác như thiếu sắt, kẽm, trẻ cũng có một vài triệu chứng như thiếu Canxi.

Nên bổ sung canxi cho trẻ vào mùa nào?

Mùa đông là thời điểm thích hợp nhất để bổ sung Canxi cho trẻ.

Một trường đại học ở Ba Lan đã tiến hành điều tra 1.148 trẻ em về ngày sinh, chiều cao, cân nặng. Nhằm tìm ra mối quan hệ giữa mùa sinh và tình trạng thể chất, tinh thần trong tương lai của trẻ sơ sinh. Kết quả cho thấy. Những em bé sinh ra trong khoảng tháng Mười đến tháng Tư (mùa đông) thường cao hơn so với những em bé sinh tháng Năm đến tháng Chín (mùa hè) từ 2 – 3 cm. Trọng lượng cũng nặng hơn 2 – 3 kg.

Với trẻ lớn hơn, nếu bổ sung canxi vào mùa đông, thời tiết mát mẻ sẽ giảm được nguy cơ bị táo bón do uống canxi gây ra. Mùa đông, thiếu ánh nắng mặt trời nên cơ thể trẻ sẽ không tổng hợp đủ vitamin D. Một dẫn chất quan trọng giúp hấp thu canxi từ ruột vào máu. Bởi vậy, khi bổ sung canxi, dứt khoát phải bổ sung đồng thời vitamin D từ ngoài vào.

Nên bổ sung canxi cho trẻ vào thời điểm nào trong ngày?

Theo ý kiến của các bác sĩ, chuyên gia Dinh dưỡng, thì cha mẹ nên cho trẻ uống canxi vào buổi sáng trong ngày. Vì đây là thời điểm tốt nhất để trẻ cung cấp nhiều năng lượng cho cả ngày, sau khi uống canxi. Trẻ cần phải vận động để cơ thể hấp thụ. Lượng canxi đưa vào có thời gian kịp chuyển vào đích là khung xương. Chuyển hóa canxi tới xương hiệu quả nhất. Hơn nữa, vào buổi sáng, trẻ còn có cơ hội tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời. Để tổng hợp vitamin D – đây là chất rất cần thiết để giúp cơ thể trẻ tăng khả năng hấp thu canxi vào xương.

Nên bổ sung canxi cho trẻ vào thời điểm nào trong ngày

Cha mẹ hãy cho trẻ uống canxi sau các bữa ăn sáng khoảng 30 phút – 1 tiếng. Và nhớ luôn nhắc nhở trẻ uống nhiều nước trong cả ngày để cơ thể hấp thu canxi tối đa.

Cách bổ sung canxi cho trẻ sơ sinh – trẻ nhỏ an toàn nhất

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thực phẩm chức năng bổ sung canxi cho bé. Tuy nhiên hàm lượng canxi trong các thực phẩm chức năng khá cao. Nếu không cẩn thận có thể dẫn đến tình trạng thừa canxi.Và cách bổ sung canxi tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là sử dụng sữa và các thực phẩm có chứa canxi. Tuy hàm lượng không cao, nhưng an toàn và dễ hấp thụ, không gây ra tác dụng phụ. Đồng thời kết hợp tắm nắng.

– Cho trẻ tắm nắng thường xuyên để cung cấp lượng Vitamin D dồi dào từ thời điểm từ 6 – 8 giờ sáng.

– Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Người mẹ nên ăn đầy đủ các loại thực phẩm có chứa các chất đạm, protein, vitamin và khoáng chất.

– Đối với trẻ ăn sữa công thức uống hơn 900ml/ngày. Không cần bổ sung gì bởi thành phần sữa công thức đã có đầy đủ dưỡng chất về vitamin D, K và canxi cho bé.

Top loại sữa bổ sung canxi cho trẻ sơ sinh – trẻ nhỏ

Có rất nhiều thương hiệu sữa nổi tiếng đến từ các quốc gia, trong đó nước Úc là nơi có nguồn gốc sữa tốt nhất cho trẻ sơ sinh & trẻ nhỏ.

THAM KHẢO : CÁC LOẠI SỮA ÚC TĂNG TRƯỞNG CHIỀU CAO & CÂN NẶNG CHO BÉ

Khi nào cần bổ sung để cải thiện chiều cao cho trẻ?

Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao của trẻ

Chiều cao của trẻ phụ thuộc vào các yếu tố cơ bản như di truyền (23%), dinh dưỡng (32%), vận động (20%). Phần còn lại là môi trường sống và tâm lý xã hội quyết định 25%. Vì vậy, cha mẹ cần lưu ý các vấn đề sau đây.

Đâu là yếu tố quan trọng quyết định chiều cao của trẻ trong tương lai?Đâu là yếu tố quan trọng quyết định chiều cao của trẻ trong tương lai?

yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ

Yếu tố gen di truyền

Đây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng lớn đến chiều cao của trẻ. Rất nhiều đứa trẻ có chiều cao lý tưởng được thừa hưởng từ gen di truyền của bố mẹ chúng. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp bố mẹ cao nhưng con lại thấp hoặc cao hơn hẳn. Điều này có thể là do trẻ nhận được gen lặn từ huyết thống gia đình hoặc gen đột biến. Vì vậy, gen di truyền không quyết định tất cả chiều cao của trẻ.

Yếu tố dinh dưỡng

Được coi là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến sự phát triển chiều cao của trẻ. Một chế độ dinh dưỡng khoa học sẽ tác động lớn đến chiều cao (32%), hơn cả gen di truyền. Dinh dưỡng hợp lý cũng góp phần ngăn ngừa tình trạng “dậy thì sớm”. Nguyên nhân kìm hãm sự phát triển chiều cao ở trẻ vị thành niên.

Yếu tố vận động

Tham gia tập luyện thể thao đúng cách và tích cực đều đặn mỗi ngày ít nhất 30 phút. Sẽ giúp kích thích cơ thể sản xuất lượng hormone tăng trưởng tự nhiên nhiều hơn. Giúp sụn xương sinh ra nhiều, nhờ đó xương sẽ dài nhanh.

Các yếu tố khác

Giấc ngủ của trẻ ảnh hưởng lớn đến sự tiết hormone tăng trưởng. Vì vậy, tùy từng độ tuổi của trẻ, cha mẹ cần cho bé ngủ đủ giấc. Đặc biệt trẻ nên đi ngủ trước 22 giờ đêm, ngủ sâu giấc từ 22 giờ đến 3 giờ sáng để cơ thể tiết ra hormone tăng trưởng nhiều nhất.

Giai đoạn bổ sung canxi cho trẻ

Theo kết quả thống kê của Viện dinh dưỡng quốc gia. Chiều cao trung bình của trẻ em Việt Nam luôn lọt top “khiêm tốn” nhất khu vực. Để cải thiện tầm vóc thế hệ mầm non đất nước, các bậc phụ huynh cần nắm bắt được những giai đoạn phát triển chiều cao của trẻ. Từ đó lựa chọn các loại sữa tăng chiều cao phù hợp với từng độ tuổi của bé.

Mẹ cần hiểu rõ 3 giai đoạn quan trọng để phát triển chiều cao của bé. Mẹ cần hiểu rõ 3 giai đoạn quan trọng để phát triển chiều cao của bé.

giai đoạn vàng cần bổ sung canxi cho trẻ

Phát triển chiều cao giai đoạn mang thai

Đây là giai đoạn cột mốc trong quá trình phát triển chiều cao của trẻ nhỏ. Nếu mẹ bầu có chế độ dinh dưỡng cân bằng trong suốt thai kỳ, thì trẻ mới sinh ra có thể dài trên 50 cm. Từ tháng thứ 4 trở đi, thai nhi cần nhiều canxi để phát triển hệ xương và răng. Nếu mẹ bầu không bổ sung đủ 1200 – 1500mg canxi mỗi ngày thì thai nhi sẽ lấy canxi từ cơ thể mẹ để phát triển. Điều này sẽ dẫn đến hệ lụy cả mẹ và con đều thiếu canxi. Ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như quá trình phát triển của trẻ sau khi chào đời.

Để có một thai kỳ khỏe mạnh, các bà mẹ nên làm các xét nghiệm máu định kỳ trong quá trình mang thai. Để phát hiện cơ thể thiếu chất gì thì tăng cường bổ sung ngay chất đó.

Bổ sung canxi cho trẻ thay răng – giai đoạn 0 đến 3 tuổi

Trong 3 năm đầu đời, chiều cao của bé phát triển rất nhanh, đặc biệt năm đầu tiên bé có thể dài thêm 25cm. Hai năm kế tiếp, mỗi năm tăng 10cm. Sau đó tốc độ tăng trưởng của trẻ sẽ chậm lại khoảng 5 – 6 cm/năm cho đến giai đoạn dậy thì.
Khi trẻ được 2 tuổi, cha mẹ có thể dự đoán được chiều cao của trẻ khi trưởng thành. Nhờ công thức: Chiều cao lúc trưởng thành bằng gấp đôi chiều cao lúc 2 tuổi.
Thời kỳ 0 – 3 tuổi là một trong những giai đoạn “điểm nhấn” để cha mẹ quan tâm. Thúc đẩy chiều cao của con phát triển mạnh mẽ thông qua chế độ dinh dưỡng.

Phát triển chiều cao giai đoạn dậy thì trẻ 8 tuổi – 10 tuổi – 13 tuổi – 18 tuổi

Dậy thì là giai đoạn phát triển chiều cao vượt bậc nhất cuối cùng trước khi trưởng thành của trẻ. Các bậc cha mẹ nên tận dụng cơ hội này để tạo đòn bẩy thúc đẩy chiều cao của con đạt mức tối đa. Theo ước tính, nếu được chăm sóc tốt về mọi mặt. Trẻ có thể cao thêm 10 – 12 cm mỗi năm trong giai đoạn 1 – 2 năm đầu dậy thì.

Cha mẹ cần quan tâm và đầu tư thật tốt về mặt dinh dưỡng trong giai đoạn dậy thì để trẻ có thể phát huy chiều cao tối đa nhất.

Trên đây là những thông tin hữu ích để mẹ cân nhắc việc bổ sung canxi kịp thời và đúng cách cho bé nhà mình phát triển toàn diện nha. Nếu cần hỗ trợ tư vấn, hãy liên hệ hotline của SIÊU THỊ HÀNG ÚC

0342.272.666

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Main Menu