Giải đáp thắc mắc về dinh dưỡng 9 tháng cho mẹ bầu – mới nhất 2022

Bà bầu yếu nên ăn gì

 

9 tháng mang thai là hành trình kỳ diệu để mẹ giúp bé yêu của mình trào đời một cách an toàn với đầy đủ dinh dưỡng nhất. Chắc hẳn, không ít mẹ bầu đặc biệt mẹ lần đầu mang thai sẽ rất bỡ ngỡ và rất nhiều băn khoăn, trăn trở, đặc biệt về chế độ dinh dưỡng. Vì vậy mà bài viết hôm nay, sieuthihanguc sẽ giải đáp tất cả những thắc mắc về dinh dưỡng bà bầu nhé!

8 dưỡng chất quan trọng mẹ bầu cần bổ sung trong thai kỳ

  1. Canxi: Mẹ cần thêm 1000 – 1200mg canxi mỗi ngày trong chế độ dinh dưỡng cho bà bầu để phát triển hệ xương và răng cho bé, đồng thời ngăn ngừa tình trạng loãng xương cho mẹ. Canxi có nhiều các loại hải sản, trong sữa và các chế phẩm từ sữa.
  2. Axit folic: Dưỡng chất này có vai trò quan trọng giúp ngăn ngừa dị tật ống thần kinh cho bé. Nó có nhiều trong gan động vật, rau xanh thẫm, súp lơ, đậu…
  3. Omega 3: Đây là loại axit béo quan trọng nhất đối với sự phát triển trí não và hệ thần kinh của thai nhi. Omega 3 có trong nhiều trong dầu oliu, hạnh nhân, cá hồi,…
  4. Protein, chất đạm: Nhóm chất này giúp tạo cơ, xương và tạo máu cho thai nhi. Protein có nhiều trong các loại thịt, đậu,…
  5. Sắt: Tham gia quá trình tạo máu và vận chuyển oxy. Sắt giúp ngăn ngừa tình trạng thiếu máu do thiếu sắt ở mẹ bầu. Sắt có nhiều trong gan lợn gà, lòng đỏ trứng gà, thịt bò (hoặc các loại thịt đỏ), các loại đậu đỗ…
  6. Kẽm: Dưỡng chất này rất cần thiết để đảm bảo cân nặng và kích thước vòng đầu của bé. Kẽm có nhiều trong cá, hải sản, thịt gia cầm và sữa.
  7. I ốt: Là vi chất cần thiết để bé phát triển và hoàn thiện não bộ mà mẹ nhất thiết phải bổ sung vào chế độ dinh dưỡng trong thai kỳ.
  8. Nước: Nước giúp gia tăng lưu lượng tuần hoàn máu đồng thời giúp mẹ bầu phòng ngừa tình trạng táo bón. Mẹ bầu cần uống ít nhất 8 ly ( 200ml/ly ) nước mỗi ngày.

1 ngày bà bầu cần bao nhiêu axit folic?

Axit folic – vitamin B9 là một chất quan trọng trong sự phát triển và tăng trưởng của mọi tế bào trong cơ thể người. Trong thai kỳ, axit folic đảm nhận vai trò trong sự hình thành và phát triển của hệ thần kinh thai nhi, bao gồm não bộ và tủy sống. Việc bổ sung axit folic cần được thực hiện từ trước khi mang thai và kéo dài trong những tháng tiếp theo của thai kỳ để thai nhi có thể phát triển một cách hoàn thiện và khỏe mạnh.

1 ngày bà bầu cần bao nhiêu axit folic

Theo khuyến cáo trước khi có thai bạn nên uống một viên thuốc bổ sung acid folic có chứa 400 microgam acid folic mỗi ngày. Trong thời gian thai kỳ, phụ nữ được khuyên sử dụng 600 microgam acid folic mỗi ngày. Bác sĩ có thể kê đơn một loại thuốc chứa acid folic trước sinh cho bạn.

1 ngày bà bầu cần bao nhiêu sắt?

Khi có thai, lượng sắt cần cho cơ thể sẽ tăng gấp đôi, khoảng 30mg/ngày. Nếu không cung cấp đủ, mẹ bầu sẽ mắc chứng thiếu máu, ảnh hưởng tới sức khỏe của cả thai nhi.

1 ngày bà bầu cần bao nhiêu sắt?

Liều bổ sung là 60mg sắt kèm theo acid folic 400mcg mỗi ngày. Ngoài ra cũng nên sử dụng các thực phẩm có tăng cường sắt, acid folic cho phụ nữ mang thai. 👉Với mẹ bầu được xác định thiếu máu do thiếu sắt sẽ được bác sĩ chỉ định bổ sung 50-100 mg/ngày.

Vitamin C DHC bà bầu uống được không?

Ở phụ nữ mang thai (nhất là những người có hệ thống miễn dịch bị suy yếu) thì vitamin C là một bức tường để cơ thể có thể chống lại sự tấn công của các loại vi khuẩn không tốt cho cơ thể. Việc bổ sung vitamin C trong thai kỳ đầy đủ còn giúp bà mẹ có thể hấp thu tốt hơn các canxi và sắt trong thực phẩm. Sự thiếu hụt vitamin C trong thời gian dài khiến cho các mao mạch dưới bị phá vỡ gây ra tình trạng chảy máu chân răng, chúng còn ảnh hưởng đến cơ thể gây ra tình trạng suy dinh dưỡng.

Theo các nghiên cứu cho rằng, bổ sung vitamin C trong thai kỳ trung bình mỗi ngày khoảng 85 mg. Còn với phụ nữ đang cho con bú thì khoảng 120mg hàng ngày. Mức tiêu thụ nhiều nhất mỗi ngày cho phụ nữ là 2000 mg (phụ nữ trên 19 tuổi) và 1800 mg (phụ nữ dưới 18 tuổi.

Vitamin C DHC bà bầu uống được không

Vitamin C DHC có hàm lượng 2000mg, nên phụ nữ mang thai không nên uống nhé.

Vitamin E bà bầu có dùng được không?

Vitamin E có nhiều vai trò quan trọng đối với phụ nữ mang thai. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy rằng, uống vitamin E phối hợp với vitamin C đã giảm đáng kể tình trạng tiền sản giật, đặc biệt là ở những thai phụ có nguy cơ cao như rối loạn tăng huyết áp trong thai nghén (nhiễm độc thai nghén). Giảm tủy lệ tiền sản giật ở sản phụ, giảm tỉ lẹ sảy thai và sinh non.

Vitamin E bà bầu có dùng được không

Tuy vitamin E có nhiều vai trò quan trọng trong cơ thể, nhưng quá nhiều vitamin E, đặc biệt là ở phụ nữ mang thai gây ra nhiều tác động xấu đến cả mẹ và thai nhi. Như tăng nguy cơ bị bệnh tim mạch của trẻ sơ sinh, tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch ở trẻ sơ sinh lên tới 9 lần. Hoặc xuất hiện tình trạng viêm da, tiêu chảy, nôn mửa, tăng nguy cơ xuất huyết, mờ mắt…

Theo khuyên cáo của các bác sĩ : phụ nữ mang thai không nên dùng quá 15mg vitamin E/ngày trong thai kỳ.

Thực phẩm cho bà bầu

Và dưới đây là một số thắc mắc về các thực phẩm cho bà bầu :

Bà bầu an bìm bịp có tác dụng gì?

Bìm bịp là một họ của chim bồ câu. Thịt bìm bịp có vị ngọt, tính ấm không độc, được sử dụng làm thuốc bổ máu, giảm đau, tiêu ứ, chữa hư lao, suy nhược, chân tay nhức mỏi, ứ huyết bầm tím, tê thấp, đau lưng, sản hậu, gãy xương…

Bà bầu k nên ăn cá gì? Bà bầu an cá chép vào tháng thứ mấy?

Cá là nguồn dinh dưỡng cung cấp lượng omega 3 dồi dào để trẻ phát triển trí não và thể chất. Tuy nhiên, chuyên gia dinh dưỡng vẫn đưa ra khuyến cáo về một số loại cá mẹ bầu không nên ăn. 5 loại cá mẹ bầu không nên ăn : Cá thu, cá ngừ, cá nóc, cá kiếm và cá mập.

Bà bầu k nên ăn cá gì

Đối với cá chép thì tốt nhất là các mẹ nên ăn vào giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên là tốt nhất, tức trong 3 tháng mang thai đầu tiên của giai đoạn thai kỳ. Vì đây là thời điểm mà mọi tế bào thai nhi đang trong giai đoạn hình thành bởi vậy sẽ dễ dàng hấp thụ chất bổ hơn.

Bà bầu có ăn được rươi không?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bà bầu có thể ăn được con rươi. Bà bầu ăn con rươi có thể cung cấp một lượng chất dinh dưỡng khá tốt cho cơ thể, đồng thời bổ sung thêm đạm. Tuy nhiên vì con rươi rất giàu đạm cho nên bà bầu không nên ăn nhiều, ăn nhiều rươi có thể gây khó tiêu, không tốt cho tiêu hóa, và gây ảnh hưởng không tốt cho em bé. Tuy nhiên, trước khi ăn mẹ bầu nên chế biến thật kỹ, đảm bảo chín và vệ sinh sạch sẽ.

Bà bầu an bê thui được không?

Câu trả lời là được nhé. Thịt bê có nhiều dinh dưỡng như thịt bò, hơn nữa thịt bê rất mềm. Nên mẹ bầu hoàn toàn có thể ăn thịt bê thui cũng như các món từ thịt bê nhé.

Bà bầu k nên ăn rau gì?

Bên cạnh thực phẩm, thì rau cũng là vấn đề băn khoăn của nhiều mẹ bầu:

6 loại rau bà bầu không nên ăn?

6 loại rau bà bầu không nên ăn đó là : rau răm, rau ngót, rau chùm ngây, rau ngải cứu, rau sam, cải xoăn.

Tham khảo : Các loại rau mẹ bầu không nên ăn trong 9 tháng thai kỳ

Bà bầu lỡ ăn rau răm được không?

Tác hại của khi bà bầu ăn rau răm : tăng nguy cơ sảy thai, gây mất máu, khó tiêu…

Bà bầu lỡ ăn rau răm được không

Theo khuyến nghị, sau 3 tháng đầu, các mẹ có thể sử dụng rau răm, nhưng chỉ nên ăn khoảng 50g mỗi tuần và mỗi chỉ nên ăn 2 đến 3 cọng.

Bà bầu có ăn được rau dền không?

Cải thiện đường tiêu hóa; ngăn ngừa thiếu máu ở bà bầu; điều trị hạ sốt; không gây tăng cân; tăng cường miễn dịch; tăng cường sức khỏe xương; cung cấp năng lượng dồi dào; ngăn ngừa rụng tóc;bảo vệ da; tăng cường thị lực, tăng cường chức năng thận; điều trị nhiễm trùng đường ruột; duy trì huyết áp ổn định; chống ung thư hiệu quả. Nên mẹ bầu hoàn toàn nên ăn rau dền nhé.

Bà bầu ăn sắn được không

Bà bầu ăn sắn được không?

Với mẹ bầu đang mang thai, cơ thể sẽ nhạy cảm hơn và sức đề kháng cũng kém hơn người bình thường. Và trước vấn đề có bầu ăn củ sắn được không, câu trả lời là: “Được!”.

Song nếu muốn ăn, bạn nên chế biến kỹ trước khi ăn và chỉ nên ăn với số lượng hạn chế. Mặc dù sắn có chứa độc tố nhưng độc tố này lại trở nên vô hại nếu bạn biết cách chế biến phù hợp.

Bà bầu an thân cây chuối được không?

Thân cây chuối có nhiều tác dụng như giúp ổn định đường huyết, tăng cường cơ tim; chống viêm nhiễm, giảm cân hiệu quả; Và được ăn sống hoặc ép nước uống. Tuy nhiên thân cây chuối rất nhiều nhựa, không tốt cho sức khỏe, vì thế mẹ bầu không nên ăn.

Bà bầu an vừng đen từ tháng thứ mấy?

Trong hạt vừng đen có rất nhiều dinh dưỡng, rất tốt cho bà bầu. Nó giúp bổ sung canxi, chữa táo bón; hỗ trợ sự phát triển của thai nhi, kiểm soát đường huyết, làm đẹp da…

Bà bầu an vừng đen từ tháng thứ mấy?

Tuy nhiên, Các chuyên gia khuyên rằng mẹ bầu nên thận trọng khi ăn vừng đen trong 3 tháng đầu thai kỳ vì có thể gây buồn nôn hoặc khiến tình trạng nôn nghén trầm trọng hơn. Mà thời điểm tốt nhất là từ tuần 33 trở đi nhé

Bà bầu xông tỏi được không?

Câu trả lời là có nhé. Tỏi là một bài thuốc trị cảm cúm hiệu quả. Trong tỏi có chứa thành phần kháng sinh Allincin, giúp cơ thể chống lại sự tấn công của các virus gây bệnh. Trong thành phần của tỏi cũng giàu vitamin và khoáng chất cần thiết cho sức khỏe bà bầu. Đặc biệt khi dịch bệnh covid-19 ngày càng diễn biến phức tạp. Ngay khi có dấu hiệu khác lạ, mẹ bầu nên thực hiện xông tỏi ngay nhé.

Bà bầu k nên ăn quả gì?

Tiếp đến là loại quả mẹ bầu nên ăn và không nên ăn trong 9 tháng thai kỳ.

7 loại quả bà bầu không nên ăn?

Mẹ bầu nên tránh 7 loại quả náy nhé, đặc biệt là giai đoạn 3 tháng đầu:

  1. Quả nhãn – vải
  2. Quả dứa
  3. Đu đủ xanh
  4. Dưa hấu ướp lạnh
  5. Mướp đắng
  6. Táo mèo
  7. Đào

Tham khảo : Những loại trái cây mẹ bầu nên chú ý ăn hạn chế

Bà bầu lỡ ăn đu đủ xanh có sao không?

Đu đủ xanh không tốt trong thai kỳ, có thể dẫn đến sảy thai, sinh non. Tuy nhiên, chưa có bằng chứng nào về nguy cơ sảy thai ở người khi ăn đu đủ xanh. Đa phần các kết quả có được đều là khi thử nghiệm trên các loài động vật. Để đảm bảo an toàn hơn, bạn có thể đi thăm khám, siêu âm lại. Nếu kết quả bình thường thì bạn không cần lo lắng.

Tuy nhiên, “có kiêng có lành”. Các chị em đang mang thai trong 3 tháng đầu. Đặc biệt là những chị em được chẩn đoán dễ sảy thai hoặc có tiền sử sảy thai thì không nên ăn đu đủ xanh thường xuyên.

Bà bầu 1 tuần nên uống mấy quả dừa? Bà bầu uống nước dừa đúng cách?

Chắc hẳn mẹ bầu nào cũng biết công dụng của nước dừa trong quá trình mang thai. Nhưng dùng nước dừa thế nào cho đúng thì không phải mẹ bầu nào cũng biết.

Bà bầu 1 tuần nên uống mấy quả dừa

Việc uống bổ sung từ 2 – 3 quả mỗi tuần hoặc tối đa 1 quả dừa mỗi ngày vào chế độ dinh dưỡng sẽ giúp mang lại những lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, lạm dụng một loại thực phẩm nào đó có thể gây mất cân đối dinh dưỡng. Sẽ dễ gây đau bụng, khó tiêu. Vậy nên, mẹ bầu cần uống thử dần từ vài quả một tuần trước; nếu thấy cơ thể hoàn toàn khỏe mạnh, hãy tiếp tục uống nhiều hơn.

Trong 3 tháng đầu thì không nên uống nước dừa nhé. Nước dừa có lượng chất béo cao khiến tình trạng ốm nghén trầm trọng hơn. Ngoài ra, nước dừa mang tính âm sẽ khiến các cơ trở nên mềm yếu, hạ huyết áp thậm chí dễ sảy thai.

1 ngày bà bầu cần uống bao nhiêu nước?

Bổ sung nước đầy đủ cũng là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng đối với mẹ bầu nhé.

1 ngày bà bầu cần uống bao nhiêu nước

Một bà bầu bình thường sẽ cần từ 2.5- 3l nước mỗi ngày, tùy theo vào từng giai đoạn của thai kỳ. Sau tuần 27, chị em nên bổ sung thêm 500ml/ ngày để tránh nguy cơ sảy thai, sinh non. Còn với mẹ bầu có triệu chứng táo bón, cơ thể mệt mỏi và hay chóng mặt, bà bầu hãy nên cố gắng uống nhiều nước hơn.

Cách nhận biết “Mẹ bầu nên uống bao nhiêu nước là đủ ?” chính là quan sát màu sắc của nước tiểu. Nếu nước tiểu có màu vàng đậm, hãy uống thêm nước.

Bà bầu ăn yến vào thời điểm nào?

Không thể phủ nhận được những tác dụng mà tổ yến mang lại cho bà bầu và thai nhi. Tuy nhiên, việc thực hiện chế độ ăn yến khoa học cũng như xác định chính xác tổ yến có phù hợp với cơ địa rất quan trọng.

Bà bầu ăn yến vào thời điểm nào

Thời điểm ăn tổ yến chưng đường tốt nhất cho bà bầu được khuyến cáo là khi đói, trước khi đi ngủ và buổi sáng sau khi thức dậy. Đây là thời điểm cơ thể dễ dàng hấp thu những giá trị dinh dưỡng quý có trong yến sào. Khi mang thai, cơ địa bà bầu thay đổi khá thất thường nên nếu đang trong thời kỳ nghén thì không nên dùng yến sào để tránh tác dụng phụ. Sau thời kỳ thai nghén, bà bầu nên bổ sung yến sào. Không nên sử dụng yến quá 3 g một ngày, ăn 3 lần một tuần.

Bà bầu uống yakult có tốt không?

Theo chuyên gia, Yakult đảm bảo an toàn tuyệt đối cho phụ nữ mang thai và phụ nữ trong thời kỳ cho con bú. Theo đó, các sản phẩm của Yakult không có chứa chất bảo quản, chất phụ gia, chất tạo màu mùi nào nên cực kỳ an toàn cho mẹ bầu.

Bà bầu uống yakult có tốt không

Bà bầu uống được nước ngọt gì?

Nước ngọt là loại nước giải khát được nhiều người ưa chuộng bởi tính giải nhiệt tốt giải tỏa được cơn khát. Thế nhưng nước ngọt lại có những thành phần cần lưu ý khi sử dụng đặc biệt là đối với bà bầu nếu không sẽ gây ra những tác dụng phụ.

  • Uống nước ngọt có thể làm tăng nguy cơ tiểu đường trong thai kì
  • Tăng nguy cơ sảy thai, sinh non
  • Tăng nguy cơ dị tật thai nhi
  • Khả năng mắc bệnh ung thư khi mang thai
  • Nước ngọt có ít dinh dưỡng và chứa lượng calo không tốt cho bà bầu
  • Làm đẩy nhanh quá trình lão hóa trong cơ thể mẹ và ảnh hưởng xấu đến thai nhi

Vì vậy mẹ bầu không nên uống các loại nước ngọt có ga và không có ga.

 Bà bầu 1 ngày uống bao nhiêu sữa tươi?

Bà bầu uống bao nhiêu sữa tươi 1 ngày? Định lượng khoảng 400-600ml là thích hợp cho một ngày của bà bầu. Thỉnh thoảng, mẹ cũng nên đổi vị bằng sữa đậu nành và thực phẩm khác.

Bà bầu an không tiêu nên uống gì?

Trong thời gian mang thai hầu hết thai phụ đều gặp phải tình trạng đầy hơi, ợ chua. Có một số cách để cải thiện tình trạng này là :

Bà bầu an không tiêu nên uống gì

  • Mẹ bầu có thể uống nước chanh ấm trước bữa ăn. Axit trong chanh có thể giúp bổ sung thêm axit cho dạ dày, cải thiện tình trạng đầy bụng.
  • Ăn nhiều sữa chua
  • Không ăn đồ khó tiêu, đồ chiên rán, đồ cay nóng
  • Chườm túi đá
  • Chia nhỏ bữa ăn trong ngày kết hợp vận động hàng ngày

Bà bầu yếu nên ăn gì?

Hầu hết trường hợp thai yếu xuất hiện ở 3 tháng đầu thai kỳ. Đây là giai đoạn cơ thể mẹ có những biến đổi sinh lý để thích nghi, đồng thời là thời gian quan trọng cho sự phát triển não bộ và hệ thần kinh của bé. Vì vậy mẹ nên ăn tăng thêm lượng chất đạm dễ tiêu hóa, dễ hấp thu như trứng, sữa các loại, các loại thịt gia cầm, cá và đậu…

Bà bầu yếu nên ăn gì

Ngoài 3 bữa ăn chính, mẹ bầu có thể tham khảo ăn thêm các bữa phụ, làm sao để các bữa ăn cung cấp đủ các chất dinh dưỡng dưới đây:

  • Chất đạm: Có nhiều trong thịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu đỗ. Mỗi ngày mẹ bầu nên ăn thêm 10 – 18gr đạm tương đương 50 – 100gr thịt cá tùy loại, 100 – 180gr đậu hũ, hay 1-2 ly sữa.
  • Chất sắt: Có nhiều trong thịt, gan, tim, cật, rau xanh và các loại hạt. Mẹ cần bổ sung thêm ít nhất 15gr sắt mỗi ngày.
  • Can-xi: Có nhiều trong sữa, trứng, tôm, cua, cá, rau xanh, đậu đỗ
  • A-xít folic (vitamin B9): có trong các loại rau màu xanh thẫm như rau muống, cải xanh, súp lơ xanh, cải bó xôi, ngũ cốc hoặc một số loại hạt như vừng, lạc
  • Vitamin D: Có trong trứng, sữa và ánh nắng mặt trời.
  • Vitamin C: Có trong các loại rau xanh, trái cây

Bà bầu gần sinh nên ăn gì?

Một số thực phẩm được khuyên cho mẹ bầu gần sinh nên ăn đó là:

Bà bầu gần sinh nên ăn gì

  • Ăn dứa, xoài
  • Uống nước lá tía tô, nước dừa
  • Ăn rau khoai lang, canh rau đay mồng tơi, cà tím
  • Bột sắn dây
  • Bánh quy, bánh mỳ nướng, mỳ ống và súp
  • Sữa chua, ngũ cốc, chè mè đen

Ngoài ra, mẹ nên kết hợp tập thể dục, vận động nhẹ nhàng, thường xuyên

Bà bầu mới sinh nên ăn gì?

Đối với các mẹ sinh mổ, trong vòng 6 tiếng sau khi sinh, mẹ không nên ăn gì. Và sau đó, khi chưa đánh hơi được mẹ chỉ nên ăn cháo loãng. Mẹ nên tránh những món khó tiêu và thực phẩm lên men không hề tốt cho vết mổ. Khi đường ruột đã hồi phục và mẹ có thể đi đại tiện bình thường. Mẹ có thể ăn cháo thịt hay các thức ăn không có dầu mỡ trong 1-2 ngày.

Bà bầu mới sinh nên ăn gì

Các mẹ sinh thường thì có sự lựa chọn đa dạng hơn. Có thể uống sữa, các loại sinh tố, cháo thịt, cháo móng giò… Đối với các mẹ bị rạch tầng sinh môn, nên chia nhỏ bữa ăn thành 5-6 khẩu phần ăn/ ngày.

Từ ngày thứ 3 trở đi có thể ăn uống bình thường, không cần kiêng khem quá mức. Mẹ sinh mổ sau sinh 3-4 ngày không nên ăn một lượng quá nhiều các món canh. Sau một tuần thì mẹ có thể ăn uống bình thường. Khi có cảm giác ngon miệng hơn có thể bổ sung thêm các thực phẩm khác.

Các thực phẩm khuyên ăn đó là : cá hồi, sữa ít béo, thịt bò nạc, cây họ đậu, quả việt quất; gạo lức, cam, trứng, bánh mỳ nguyên cám, rau lá xanh, ngũ cốc nguyên hạt, nước lọc.

Bà bầu sau sinh nên ăn hoa quả gì? Bà bầu sau sinh mổ nên ăn gì?

Trái cây là thực phẩm lành mạnh nó giúp thúc đẩy quá trình hồi phục và ổn định các cơ quan chức năng trong cơ thể mẹ. Bằng cách cung cấp những dưỡng chất cần thiết, thường xuyên bổ sung hoa quả vào chế độ ăn hàng ngày là điều các chuyên gia rất khuyến khích các mẹ.

Bà bầu sau sinh nên ăn hoa quả gì

Đối với các mẹ sinh thường, khoảng thời 3 đến 4 ngày sau sinh là thích hợp để các mẹ có thể ăn trái cây. Thời gian này sẽ lâu hơn đối với các mẹ sinh mổ tầm 1 đến 2 ngày để vết thương có thể lành lại.

  • Một số loại trái cây mẹ sau sinh nên ăn đó là : Chuối, đu đủ, bơ, sung, hồng xiêm, vú sữa, cam, thanh long, nho, việt quất, táo, na, dưa hấu.
  • Và nên tránh các loại trái cây như : nhãn, vải, xoài, quả chua, quả khô cứng.

 

1 Comment

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Main Menu