Sự phát triển của thai nhi qua 41 tuần

su-phat-trien-cua-thai-nhi-qua-41-tuan-tuoi

Khi bạn mang thai thì bên cạnh việc thực hiện chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất giúp thai nhi phát triển tốt thì các mẹ cần phải quan tâm về sự phát triển của thai nhi trong bụng. Dựa vào Sự phát triển của thai nhi qua các tuần, từ đó bố mẹ có cách chăm sóc tốt cho bé yêu của mình hơn. Bài viết sự phát triển của thai nhi theo từng tuần sau đây sẽ giúp bạn biết được bé đang lớn lên như thế nào và có khỏe mạnh không.

Sự phát triển của thai nhi theo tuần 41 tuần thai

Tuần 1:

Tuần đầu tiên của thai kỳ vẫn trong chu kỳ kinh nguyệt bình thường. Thai kỳ có 41 tuần thì được tính đầu tiên từ ngày đầu tiên của ngày kinh cuối đến ngày sinh. Tuần này trứng và tinh trùng vẫn chưa gặp nhau, thai nhi vẫn chưa hình thành trong bụng mẹ.

Tuần 2:

1 tuần trôi qua kể từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt. Lúc này, cơ thể mẹ đang chuẩn bị tích cực cho quá trình rụng trứng. Lúc này, thai nhi vẫn chưa được hình thành nhưng mẹ cần tích cực chuẩn bị cho việc mang thai ngay từ bây giờ.

Tuần 3:

Cuộc gặp gỡ kỳ diệu giữa trứng và tinh trùng đã xảy ra và một hợp tử bé xíu vừa hình thành. Trong vài ngày, hợp tử sẽ hoàn thành quá trình di chuyển vào tử cung và sẽ “làm tổ” ở đây. Thai 3 tuần rồi, thời điểm này mẹ sẽ thấy xuất hiện những dấu hiệu mang thai rõ rệt .

Tuần 4:

Phôi thai được hình thành, tăng trưởng rất mãnh liệt. Tuy vậy, bé chỉ lớn bằng hạt mè và giống như một con nòng nọc nhỏ.

Tuần 5:

Bé bắt đầu hình thành mũi, miệng và tai. Tim và hệ tuần hoàn của bé đã bắt đầu được hình thành. Nhịp tim của bé đập khoảng 100 đến 160 lần một phút, gấp đôi nhịp tim của người lớn.

Tuần 6:

Các tế bào trong não bộ của bé bắt đầu hình thành và phát triển. Thai nhi tăng rõ rệt về kích thước và trọng lượng.

Tuần 7:

Những ngón tay, ngón chân có màng của bé đã bắt đầu xuất hiện và “đuôi” dần dần biến mất. Mẹ cũng đã có những thay đổi đáng kể do sự gia tăng nội tiết tố đột ngột. Lúc này, mẹ cảm thấy mệt mỏi và tình trạng ốm nghén bắt đầu xuất hiện.

Tuần 8:

Lúc này, tay chân bé được hình thành rõ rệt. Hình hài của bé đã phát triển tương đối đầy đủ và sẵn sàng để tăng cân trong những tháng tới. Trong tuần này, điều quan trọng là tập thói quen kết nối với bé ngay từ trong bụng mẹ.

Tuần 9:

Em bé của bạn có thể uốn cong khuỷu tay và đầu gối.

Bé đã dài 3cm và đang chuyển sang giai đoạn bào thai. Cơ thể của mẹ đã có một ít thay đổi. Bạn phải mua một ít đồ mới và có những phương pháp chống lại những cơn ốm nghén khó chịu.

Tuần 10:

Giai đoạn này bé đã phát triển gần đầy đủ. Nếu trong những tuần trước mẹ đã ốm nghén quá nhiều thì cũng đừng lo lắng, bắt đầu từ bây giờ các triệu chứng ốm nghén sẽ giảm dần và mẹ sẽ sớm ngon miệng trở lại.

Mí mắt của bé xuất hiện, hệ tiêu hoá vẫn tiếp tục phát triển. Hậu môn của thai nhi đã hình thành, ruột của thai nhi phát triển dài hơn. Thêm nữa, các cơ quan sinh sản bên trong, như tinh hoàn hoặc buồng trứng, cũng được hình thành. Thai nhi của bạn đã có những cử động đầu tiên khi các cơ đã phát triển.

Tuần 11:

Tất cả các cơ quan nội tạng của bé hầu như đã được hình thành đầy đủ và bắt đầu hoạt động một cách nhịp nhàng với nhau. Khuôn mặt của bé bắt đầu có hình dáng hoàn chỉnh. Mắt đã di chuyển từ hai bên vào giữa khuôn mặt và tai đã ở đúng vị trí. Mẹ bắt đầu gặp chứng ợ nóng và sẽ có đôi chút khó chịu.

Sự phát triển thai nhi tuần 12:

khuôn mặt bé cũng đang dần hoàn thiện, có kích thước cơ thể tương ứng với phần đầu. Đồng thời, mẹ cũng đang bước sang tam cá nguyệt thứ 2 với nguồn năng lượng dồi dào. Cơ quan sinh dục của bé cũng phát triển nhanh chóng để hoàn thiện.

Sự phát triển thai nhi tuần 13:

Bé đã phát triển đáng kể, dài 9cm và nặng khoảng 43g. Mẹ bắt đầu chấm dứt các triệu chứng mệt mỏi, buồn nôn và có thể cảm thấy bé tồn tại trong cơ thể mình vì bụng đã nhô lên một chút. Các khớp thần kinh được hình thành trong não bộ của bé . Khuôn mặt bé giờ đây đã rõ nét hơn rất nhiều, hoàn chỉnh với chiếc mũi và cái cằm nhỏ xinh.

Tuần 14:

Bé đã dài khoảng 10cm và nặng chừng 70g. Đây là những tuần dễ chịu của thai kỳ, mẹ có thể tranh thủ tập thể dục hoặc đi du lịch trước khi đón bé ra đời. Bé biết nhăn mặt hoặc nheo mắt. Lông măng – là những sợi lông nhỏ, mịn phủ đầy thân mình bé để nhằm bảo vệ cho da.

Tuần 15:

Bé đã to bằng một quả cam và diện mạo đang ngày càng hoàn thiện. Trong khi đó, mẹ đã hết ốm nghén và đang chờ đợi những lần thai máy đầu tiên. Thời điểm này bác sĩ sẽ biết chính xác giới tính của thai nhi.

Tuần 16:

Bé đã nặng khoảng 90g và có chiều dài khoảng 116 milimet. Mẹ bắt đầu cảm thấy mình nặng nề hơn và di chuyển khó khăn hơn một chút.

Tuần 17:

Mẹ nên thực hiện siêu âm giữa thai kỳ để đoán chắc về sự phát triển của bé. Đồng thời, hệ tim mạch của mẹ cũng đang có những điều chỉnh lớn để thích ứng với sự phát triển mạnh mẽ của thai nhi. Bé yêu của bạn có chiều dài khoảng 12 centimet và cân nặng khoảng 100g.

Tuần 18:

Đây là thời gian các giác quan của bé phát triển mạnh mẽ. Mẹ sẽ cảm thấy những cơn đau tức vùng bụng dưới. Sự gia tăng một số hormone trong cơ thể cũng làm sắc tố da của mẹ thay đổi. Tai của bé càng ngày càng rõ ràng hơn. Lúc này, mẹ có thể hát những bài hát ru êm cho bé nghe hay mở nhạc cho bé nghe.

Tuần 19:

Chúc mừng mẹ đã trải qua nửa chặng đường của quá trình mang thai. Bé hiện đã lớn bằng trái xoài nhỏ. Lúc này, hệ tiêu hóa của bé đang trải qua những bước phát triển nổi bật. Đến lúc này, bé có thể nghe tất cả những âm thanh bên ngoài. Giờ đây, bé được bao phủ bởi một lớp chất nhầy được gọi là chất gây, phủ khắp cơ thể bé để bảo vệ da bé khỏi bị trầy sướt và nhiễm khuẩn cho đến lúc sinh.

Tuần 20:

Bé đã lớn như một quả chuối với những chuyển động đạp rõ ràng. Mẹ vẫn đang trong giai đoạn thoải mái nhất của quá trình mang thai nhưng cũng cần lưu ý những biểu hiện của bệnh giãn tĩnh mạch. Mẹ bầu đã đi hết một nửa đoạn đường của thai kỳ. Bé yêu đang lớn một cách nhanh chóng, nặng khoảng 260 g và chiều dài khoảng 14 đến 16 cm.

Tuần 21:

Thai nhi đã nặng gần 450g với các đường nét trên khuôn mặt như môi, mắt, lông mày đã trở nên rõ ràng hơn. Mẹ cũng cần để ý vì những vết rạn da khi mang thai bắt đầu xuất hiện rồi đấy. Ruột của bé đã phát triển đủ để một lượng nước ối nhỏ bé nuốt vào, sẽ được chuyển đến hệ thống tiêu hoá và chuyển qua ruột già. Đó là những dưỡng chất dùng để nuôi dưỡng em bé.

Tuần 22:

Bé đã trở nên nhạy cảm hơn với âm thanh và những di chuyển của bên ngoài. Mẹ đã có thể cảm nhận được chuyển động rõ ràng của bé, cơ thể mẹ thời gian tới có thể gặp tình trạng phù nề tại chân do trữ nước.Thời điểm này bé cần nhiều vitamin và khoáng chất để phát triển mạnh mẽ. Các giác quan của bé đang phát triển từng ngày. Các gai vị giác đã được hình thành trên bề mặt lưỡi, não và các đầu mút thần kinh cũng đã phát triển đủ để thai nhi có thể cảm nhận được những va chạm tiếp xúc. Vì vậy bé có thể biểu hiện những cảm xúc thông qua nét mặt như cau mày hay nheo mắt hoặc mút ngón tay cái.

Tuần 23:

Bé đã nặng 600g và các mạch máu trong phổi đang được hình thành. Đây cũng là thời điểm mẹ nên tiến hành xét nghiệm tiểu đường thai kỳ. Sắc tố da của bé được hình thành tuần này.

Tuần 24:

Bé bắt đầu tích mỡ và dần căng da, bé cũng mọc tóc nhiều hơn. Giai đoạn này mẹ cần chú ý vận động với cường độ hợp lý và dành nhiều thời gian để gắn kết với bố cả về thể chất và tình cảm. Vị giác của bé đã bắt đầu hoạt động. Để chuẩn bị cho cuộc sống bên ngoài sau này, phổi bé đã bắt đầu sản xuất ra chất surfactant.

Tuần 25:

Bé đang bắt đầu bài tập hít thở một lượng nhỏ nước ối. Cơ thể mẹ mệt mỏi hơn và di chuyển cũng nặng nề. Lưu ý, mẹ cần chú ý theo dõi bản thân kỹ để phát hiện triệu chứng của tiền sản giật. Tóc của bé bắt đầu mọc, có màu sắc.

Tuần 26:

Ba tháng giữa của quá trình mang thai sắp kết thúc, mẹ bắt đầu thấy một số triệu chứng mới như đau lưng hoặc thỉnh thoảng bị chuột rút cơ bắp chân. Bé lúc này đã nặng khoảng 850g, bé biết mở và nhắm mắt, ngủ và thức đều đặn, biết mút ngón tay.  Bé trông vẫn còn rất nhăn nheo, nhưng bé vẫn sẽ tiếp tục tăng cân một cách đều đặn ở 14 tuần kế tiếp cho đến lúc được sinh ra.

Tuần 27:

Bé đã có thể cảm nhận ánh sáng mờ qua thành tử cung nhờ thị lực phát triển. Thời điểm này, mẹ cần đi thăm khám thường xuyên, làm các xét nghiệm máu, một số mẹ còn có nguy cơ bị hội chứng “chân không nghỉ”. Đây là tuần lễ đầu tiên trong quý cuối của thai kỳ, nhìn bé bây giờ không khác mấy khi bé được sinh ra sau này, chỉ có hơi ốm và nhỏ hơn. Phổi, gan và hệ miễn dịch của bé vẫn còn cần phải hoàn thiện hơn nữa. Nếu vì một lý do nào đó bé buộc phải sanh non, có đến 85% cơ hội sống sót với sự chăm sóc y tế đặc biệt.

Tuần 28:

Cơ thể bé đang tiếp tục hoàn thiện và cần bổ sung rất nhiều dinh dưỡng, đặc biệt là canxi để phát triển bộ xương. Một số triệu chứng như ợ nóng và táo bón có thể quay lại làm phiền mẹ ở giai đoạn cuối của quá trình mang thai. Nếu đi khám ở thời điểm này, bác sĩ có thể cho bạn biết ngôi thai, đó là tư thế nằm của thai nhi bên trong tử cung. Bé có thể có ngôi đầu – đầu quay xuống dưới cổ tử cung, ngôi mông – chân quay xuống phía dưới, hoặc ngôi ngang – lưng bé quay xuống cổ tử cung.

Tuần 29:

Bé tiếp tục phát triển thị lực và đã đạt trọng lượng 1,4 kg. Những triệu chứng khó chịu như phù chân, mệt mỏi và thay đổi hormone có thể làm mẹ khó kiểm soát cảm xúc, cần chú ý trao đổi với bác sĩ để tránh bị trầm cảm thai kỳ. Bé yêu càng ngày càng tỏ ra hiếu động. Những chuyển động lăn tăn ở giai đoạn đầu giờ đây được thay thế bằng các cú thoi và những cái đạp đôi khi mạnh đến nỗi bạn cảm thấy không thở nổi nữa. Lúc này, mẹ nên vuốt ve và thì thầm tâm sự với bé để bé làm quen hơn với tiếng nói của mẹ.

Tuần 30:

Bé đã có thể quay đầu và cử động nhiều. Bạn đã có thể có sữa non và xuất hiện các cơn co thắt âm đạo. Hãy liên hệ ngay với bác sĩ nếu bị nhiều hơn 4 cơn co thắt trong 1 giờ hoặc có bất kỳ dấu hiệu khác của sinh non. Em bé có cân nặng khoảng 1.400 gam và dài khoảng 27 cm, thai nhi vẫn tiếp tục tăng cân và tích tụ thêm các lớp mỡ dự trữ dưới da.

Tuần 31:

Tuần thứ 31 của quá trình mang thai bé đang mập lên 500g mỗi tuần để thích nghi cho lúc rời bụng mẹ sau này, tử cung lớn dần khiến mẹ di chuyển nặng nề và đau tức vùng lưng. Hãy chú ý theo dõi và gọi cho bác sĩ nếu phát hiện dấu hiệu sinh non nhé. Sự luân chuyển máu trong bánh nhau giúp bé tạo ra nước tiểu. Bé thải ra ngoài bọc ối khoảng nữa lít nước tiểu mỗi ngày. Và bé cũng nuốt lại một ít nước ối đó vào trong bụng, lượng nước ối này được thay thế mới hoàn toàn thường xuyên vài lần mỗi ngày.

Tuần 32:

Khi thai 32 tuần, bé đã nặng khoảng 1,8kg và dài hơn 43cm, khung xương của bé cũng cứng cáp hơn. Mẹ có thể cảm thấy đau hay tê cứng ở các ngón tay, cổ tay và bàn tay do trữ nước, hãy nhớ thường xuyên duỗi tay khi nghỉ giải lao nhé! Ngoài việc có thể quay đầu từ bên này sang bên kia, em bé bắt đầu nhú móng tay. Những chi tiết cuối cùng của bé đã được phát triển, giờ đây bé đã thành một cơ thể hoàn chỉnh.

Tuần 33:

Bé nặng khoảng 2,1kg và dài 46cm. Hệ thần kinh trung ương và phổi của bé đang trưởng thành. Mẹ có thể bị sẩn ngứa, mề đay hay nốt sần thai kỳ . Giờ là lúc mẹ cần vận động chậm và dành sức cho ngày chuyển dạ. Da dẻ bé căng ra, không còn nhăn nheo như ban đầu. Đồng tử của mắt bé có thể nhận ra ánh sáng và có thể co lại hoặc giãn ra, cho phép bé có thể nhìn thấy các hình thù lờ mờ. Cũng giống như khi bé mới sinh ra, bé ngủ hầu như suốt ngày.

Tuần 34:

Hầu hết các phát triển về thể chất của bé đã hoàn tất. Bé đã dài hơn 46cm và nặng 2,4kg, trong tử cung bé chiếm nhiều không gian hơn khối nước ối. Mẹ nên đi khám hàng tuần và cần kiểm tra liên cầu khuẩn nhóm B . Xương của bé đã phát triển khá tốt, phổi cũng đã phát triển hoàn chỉnh.

Tuần 35:

Bé đã nặng khoảng 2,6kg, bé đang rụng dần lớp lông tơ và lớp sáp bao phủ và thường sẽ nằm ở tư thế chúc đầu xuống. Mẹ di chuyển nặng nề hơn và bắt đầu có thể cảm nhận các cơn co thắt thường xuyên. Lúc này, đầu của bé – nếu bé có ngôi đầu – cũng bắt đầu áp vào xương mu của bạn để chuẩn bị cho cuộc chuyển dạ sắp tới.

Tuần 36:

Bé nặng khoảng 2,8kg và được coi là đủ ngày đủ tháng. Các cơn co thắt chuyển dạ giả xảy ra thường xuyên hơn, nếu có sự gia tăng tiết dịch âm đạo thì cơn chuyển dạ của mẹ sẽ sớm xảy ra trong vài ngày tới. Sự phát triển của lớp mỡ hai bên gò má và của các lớp cơ tại đây đã khiến cho khuôn mặt bé giờ đây trông rõ nét và hoàn thiện hơn.

Tuần 37:

Thai nhi đã khá tròn trĩnh và biết nắm tay thật chặt. Mẹ có thể vẫn bị sưng nhẹ ở chân và mắt cá, tuy vậy nên đề phòng khi sưng đột ngột hoặc các triệu chứng của tiền sản giật như đau đầu, thay đổi thị lực, buồn nôn…Thai nhi vẫn lên cân, khoảng 28g mỗi ngày. Tất cả các bé đều khác nhau về cân nặng nhưng trung bình, cân nặng ở tuần 37 là khoảng 2.860 – 2.950g nhưng bé vẫn chưa ngừng tăng trưởng, chiều dài toàn thân khoảng 47 cm (từ đầu đến mông khoảng 35 cm).

Tuần 38:

Bé tiếp tục tích thêm mỡ dưới da để kiểm soát thân nhiệt sau này. Bé vẫn nên duy trì mức hoạt động cho tới khi ra đời, vì vậy báo với bác sĩ ngay nếu bé giảm cử động hoặc bạn có dấu hiệu vỡ ối. Thai nhi lúc này cân nặng khoảng 3.100 g và dài khoảng 36 cm. Lượng mỡ dự trữ vẫn tiếp tục được tích lũy nhưng với tốc độ chậm hơn. Bạn có thể thấy bạn tăng cân ít đi hoặc đôi khi đứng chững lại không tăng cân nữa.

Tuần 39:

Bé đã nặng 3,2 – 3,4kg và dài 50cm. Nếu bé chưa chào đời, mẹ sẽ được lập hồ sơ sinh lý và thực hiện các xét nghiệm để chắc rằng bé vẫn khỏe mạnh. Đừng quá lo lắng mà cần chú ý nghỉ ngơi để tránh mất sức khi sinh. Dây rốn của bé, mang dưỡng chất từ bào thai đến thai nhi. Lúc này bé cân nặng đến hơn 3 kg và chiếm hết các khoảng trống trong tử cung nên thông thường dây rốn sẽ búi lại thành cục hoặc quấn quanh người bé. Hầu hết chất gây bao phủ trên da bé biến mất, cũng như lông măng vậy. Cơ thể bạn lúc này bắt đầu cung cấp kháng thể cho bé thông qua bánh nhau, giúp cho hệ miễn dịch của bé hoạt động chống lại sự nhiễm trùng trong suốt 6 tháng đầu đời.

Tuần 40 và 41:

Tuần về đích, bé có thể nặng tới 3,6 kg và dài hơn 50cm. Bác sĩ sẽ tư vấn cho mẹ về việc kích sinh hoặc can thiệp nếu quá tuần thai mà bé chưa chào đời. Ngoài ra, mẹ cần chú ý nếu chuyển động của bé chậm lại hoặc có dịch chảy ra từ âm đạo. Một em bé mới sinh có thể có cái đầu không được tròn trịa cho lắm do phải đi qua ngã âm đạo rất hẹp của mẹ trong lúc sanh, người bé có thể được phủ đầy chất gây trắng và máu. Da bé có thể trông nhăn nheo, bạc thếch, có những mảng da khô và cả những vết bớt trên người bé – tất cả những điều nêu trên hoàn toàn bình thường vì vậy bạn chớ quá lo lắng.

Ngoài ra, bé của bạn còn có thể có hiện tượng rỉ ra một ít sữa ở đầu vú. Hiện tượng này sẽ biến mất trong một vài ngày sau và đó là điều hoàn toàn bình thường.

Hi vọng bài viết sẽ giải đáp các thắc mắc của bạn trong suốt quá trình mang thai, đặc biệt là những mẹ mang thai lần đầu tiên. Sau 9 tháng 10 ngày mong đợi, sự phát triển của thai nhi kết thúc, cuối cùng thì bé yêu của bạn đã chào đời trong sự hồi hộp, vui sường của bạn và gia đình. Chúc các mẹ có một cuộc sinh nở mẹ tròn còn vuông nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Main Menu