Bí quyết tăng sức đề kháng cho bé giữa mùa dịch bệnh covid-19

cách tăng miễn dịch cho trẻ

Đề kháng của cơ thể là khả năng phòng vệ và chống lại những tác nhân gây bệnh khi chúng xâm nhập vào cơ thể. Đối với trẻ em, sức đề kháng khá yếu do hệ miễn dịch của trẻ chưa được hoàn thiện. Vì vậy trẻ em rất dễ bị mắc các bệnh về đường hô hấp và tiêu hóa đặc biệt là trong mùa dịch bệnh covid-19 kéo dài như hiện nay. Do đó, cha mẹ cần nâng cao sức đề kháng cho bé để phòng ngừa bệnh tật. Dưới đây sieuthihanguc thống kê các biện pháp tăng đề kháng tốt nhất cho bé từ các chuyên gia dinh dưỡng và sức khỏe cho bé đưa ra.

Đề kháng ở trẻ em

Sức đề kháng là khả năng phòng vệ của cơ thể, “hàng rào chắn” chống lại sự xâm nhập của các yếu tố ngoại lai gây bệnh như: virus, vi khuẩn, ký sinh trùng,…; Nó được ví như “Bộ công an” và “Bộ quốc phòng” của một quốc gia chống “thù trong, giặc ngoài” để bảo vệ cơ thể. Sức đề kháng trong cơ thể được tạo ra từ hệ thống miễn dịch. Nếu có một sức đề kháng tốt, cơ thể bạn sẽ ngăn chặn được những tác nhân gây hại từ môi trường xung quanh. Hoặc tìm cách loại bỏ, tiêu diệt nếu chúng đã xâm nhập vào bên trong.

cách tăng miễn dịch cho trẻ

Trong bối cảnh “đại dịch toàn cầu” Covid-19 đang có diễn biến phức tạp và khó lường, những đối tượng có sức đề kháng yếu là những đối tượng được “ưa thích” nhất. Ngay bây giờ, bé cần ăn uống đủ chất và có lối sống khoa học, lành mạnh; góp phần nâng cao sức đề kháng để chủ động phòng, chống dịch Covid-19.

Cách tăng đề kháng tốt nhất cho bé

Hệ miễn dịch của trẻ em vẫn chưa được hoàn thiện, sức đề kháng còn kém. Trẻ hay bị ốm vặt, dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, đường tiêu hóa… là biểu hiện của hệ thống miễn dịch yếu và chế độ dinh dưỡng chưa tốt. Vì vậy, ba mẹ cần tăng cường sức đề kháng cho trẻ, đặc biệt là thông qua chế độ dinh dưỡng hằng ngày hợp lý và lối sống lành mạnh.

Tăng cường sức đề kháng cũng như tăng hệ miễn dịch cho trẻ trong mùa dịch là hết sức cần thiết. Việc tăng sức đề kháng cho trẻ cần thực hiện chủ động đặc biệt trước thời điểm giao mùa. Dưới đây là những cách tăng sức đề kháng cho trẻ đơn giản nhưng hiệu quả lâu dài mà cha mẹ có thể áp dụng cho con em mình.

Dinh dưỡng tốt tăng sức đề kháng cho trẻ

Cân bằng dinh dưỡng là yếu tố quan trọng nhất để trẻ phát triển và có sức đề kháng tốt.

Mẹ cần đảm bảo trẻ được cung cấp đủ dinh dưỡng mỗi ngày từ nguồn sữa mẹ và thức ăn với trẻ lớn hơn. Đặc biệt trẻ độ tuổi từ 6 tháng đến 3 tuổi, khi cho trẻ ăn cần đảm bảo cân bằng 4 nhóm dinh dưỡng chính gồm: chất béo, tinh bột, chất đạm, vitamin và khoáng chất.

Dinh dưỡng tốt tăng sức đề kháng cho trẻ

Nên bổ sung thêm vitamin A và vitamin C cho trẻ để bảo vệ đường hô hấp ngăn ngừa các tác nhân gây bệnh. Các loại vitamin và khoáng chất tốt cho hệ miễn dịch của trẻ có nhiều trong các loại rau củ quả như: cà rốt, cà chua, đu đủ, khoai lang,… chứa nhiều Vitamin A hay cam, quýt, táo, lê chứa nhiều Vitamin C.

Giữ vệ sinh cá nhân cho trẻ sạch sẽ

Trẻ nên được học và giữ thói quen tự vệ sinh cơ thể sạch sẽ, thường xuyên tắm rửa và thay quần áo. Ngoài ra, trẻ cần rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng sát khuẩn trước và sau bữa ăn hoặc sau khi chơi đùa tiếp xúc với nhiều vật dụng xung quanh. Với trẻ trên 4 tuổi, cha mẹ nên cho trẻ cách tự súc miệng bằng nước muối pha loãng hàng ngày để vệ sinh cổ họng, sát khuẩn sạch sẽ. Mũi cũng cần được vệ sinh bằng dung dịch muối sinh lý hàng ngày để loại bỏ bụi bẩn, tạp chất, có thể bảo vệ chống lại tác nhân gây bệnh tốt hơn. Thường xuyên tắm rửa cho bé bằng sữa tắm gội Cetaphil Baby Gentle Wash 230ml

Trẻ ngủ đúng giờ và đủ giấc

Với trẻ nhỏ, giấc ngủ có vai trò đặc biệt quan trọng với sức khỏe và sự phát triển cả về thể chất lẫn trí tuệ và hệ miễn dịch. Trẻ ham chơi hoặc ngủ quá nhiều vào ban ngày có thể thức muộn vào ban đêm, đây là thói quen không tốt cho sức khỏe. Mẹ nên cho trẻ ngủ trước 9 giờ tối, tạo điều kiện không khí thoáng mát, dễ chịu để trẻ ngủ sâu giấc qua đêm.

Trẻ ngủ đúng giờ và đủ giấc

Tiêm phòng đầy đủ cho trẻ

Tiêm phòng là cách tốt nhất để tạo miễn dịch chủ động cho trẻ nhỏ và các đối tượng có sức đề kháng yếu. Trẻ nên được tiêm vắc xin phòng cúm hàng năm để giảm nguy cơ mắc bệnh.

Giữ ấm cho trẻ

Cha mẹ nên chú ý giữ ấm cơ thể cho trẻ mỗi khi ra ngoài, nhất là các bộ phận như ngực, cổ, bàn tay, bàn chân,… Cho trẻ mặc vừa đủ, nhiều cha mẹ sợ con bị lạnh thường cho mặc nhiều lớp quần áo, dẫn đến khi trẻ vận động nhiều, mồ hôi sẽ khiến trẻ bị ốm.

Giữ ấm cho trẻ

Một số biện pháp tăng đề kháng cho bé

Dưới đây là một số biện pháp tăng đề kháng cho bé với từng độ tuổi:

Tăng đề kháng cho bé dưới 1 tuổi – trẻ sơ sinh

Có nhiều nghiên cứu đã chứng minh được rằng sữa mẹ có thể ngăn ngừa dị ứng và bệnh tật, bảo vệ trẻ khỏi vi khuẩn, virus gây hại, hỗ trợ hệ thống miễn dịch chưa phát triển của trẻ sơ sinh… Những dưỡng chất trong sữa mẹ có thể bảo vệ chống lại sự nhiễm trùng và nâng cao hệ miễn dịch cho trẻ hiệu quả. Vì thế mẹ nên cho bé bú thật nhiều sữa mẹ vì trong sữa mẹ cũng chứa một nguồn kháng thể dồi dào giúp bé có thể tránh được nhiều loại bệnh.

Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và kéo dài thời gian đến 24 tháng nếu có thể để giúp tăng sức đề kháng cho trẻ một cách tốt nhất.

Tìm hiểu thêm : Sữa mẹ có tốt không?

Tăng đề kháng cho bé 1 tuổi – Tăng đề kháng cho bé trên 1 tuổi

Đối với trẻ từ 1 tuổi trở lên cần cho trẻ uống đủ nước, ăn đảm bảo đầy đủ 4 nhóm chất. Đồng thời tăng cường các loại thực phẩm giàu kẽm như cua, tôm, gan động vật; các loại ngũ cốc, thịt bò và bổ sung các loại rau củ, hoa quả chứa nhiều vitamin E, C. Những loại trái cây như cam, bưởi, chanh,… là những nguồn có chứa nhiều vitamin C; uống thêm các loại nước ép sẽ giúp trẻ tăng cường sức đề kháng trong mùa dịch.

Cách tăng đề kháng cho trẻ trong mùa dịch covid

Trẻ em bị nhiễm covid ngày càng gia tăng

Theo báo cáo thống kê mới nhất tại Mỹ và Ấn Độ cho thấy: tỉ lệ trẻ em nhiễm covid đang tăng lên:

Trẻ em bị nhiễm covid

  • Viện Nhi khoa Mỹ nhận thấy rằng, đến tháng 8, khoảng 15%. Trong tổng số các ca nhiễm COVID-19 ở Mỹ ở người dưới 21 tuổi (Khoảng trên 4,8 triệu người trẻ tuổi ở Mỹ).
  • Một khảo sát ở Ấn Độ cho thấy, hơn một nửa trẻ em từ 6-17 tuổi và 2/3 dân số đã sản sinh kháng thể chống lại virus SARS-CoV-2. Họ thuộc nhóm những người đã khỏi COVID-19 hoặc sau khi tiêm vaccine.
  • Trong suốt đại dịch COVID-19, gần 15% các ca bệnh ở Mỹ là trẻ em. Tuần cuối cùng của tháng 8/2021, trên 22% số ca công bố hàng tuần là trẻ em.

Giai đoạn này thời tiết đang thay đổi, dịch bệnh COVID- 19 phức tạp; cần làm gì để bé tăng cường miễn dịch phòng chống các bệnh dễ gặp và COVID- 19 là băn khoăn, lo lắng của nhiều bậc cha mẹ.

Một số cách chăm sóc trẻ trong mùa dịch covid

Hạn chế tiếp xúc : Những hành động như ôm ấp, hôn trẻ; có thể khiến trẻ dính phải các giọt bắn nước bọt từ người mang mầm bệnh, dù họ chưa có biểu hiện phát bệnh như ho, sốt.

Giữ vệ sinh sạch sẽ : ba mẹ cần đảm bảo vệ sinh sạch sẽ môi trường xung quanh. Nơi sinh hoạt của các bé phải được tiệt trùng, lau chùi thường xuyên.  Vệ sinh các vật dụng, đồ chơi của bé, những vị trí nhiều người chạm vào như tay nắm cửa; nên dùng chất cồn hoặc dung dịch kháng khuẩn để loại bỏ tối đa các loại virus, vi khuẩn bám vào. Đồng thời, giữ vệ sinh cá nhân cũng là một biện pháp quan trọng để chăm sóc trẻ em hiệu quả. Ba mẹ cần rửa tay cho bé thường xuyên.

Chế độ dinh dưỡng hợp lý, lối sống lành mạnh : ba mẹ cần đảm bảo bé có một chế độ dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý và lối sống lành mạnh

Sản phẩm tăng đề kháng cho bé

Những thời điểm chuyển mùa, nóng lạnh thất thường… trẻ càng dễ mắc các bệnh nhiễm trùng về hô hấp và tiêu hóa. Tuy nhiên, mách nhỏ cùng mẹ là dinh dưỡng đúng cách có thể giúp mẹ tăng cường sức đề kháng cho trẻ. Nếu chọn lựa các dưỡng chất phù hợp, hỗ trợ cho hệ tiêu hóa và tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ; mẹ có thể bảo vệ trẻ khỏi nhiều bệnh tật lúc giao mùa.

Đây là những review tăng đề kháng cho bé – “thực phẩm vàng” giúp tăng cường sức đề kháng của bé mà mẹ nào cũng cần biết:

Sữa mẹ

Nhiều nghiên cứu khác nhau trên thế giới đã chứng minh: sữa mẹ có thể ngăn ngừa dị ứng và bệnh tật; bảo vệ trẻ khỏi vi khuẩn, virus gây hại, hỗ trợ hệ thống miễn dịch chưa phát triển của trẻ sơ sinh…; Những dưỡng chất trong sữa mẹ có thể bảo vệ chống lại sự nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh; chẳng hạn như Rota virus và liên cầu khuẩn nhóm B.

Hãy cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và kéo dài thời gian bú mẹ đến 24 tháng nếu có thể. Vì sữa mẹ có rất nhiều dưỡng chất hữu ích với hệ miễn dịch, giúp tăng sức đề kháng cho trẻ.

Rau củ quả

Với trẻ đã sang tuổi ăn dặm, mẹ đừng quên bổ sung vào thực đơn các loại trái cây và rau củ. Đây là nhóm thực phẩm giàu khoáng chất và vitamin thiết yếu, có lợi cho hệ tiêu hóa và sức đề kháng của trẻ. Chất xơ có trong rau củ, trái cây không chỉ giúp ngăn ngừa táo bón; mà còn hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.

dinh dưỡng cho trẻ

Bên cạnh đó, các loại rau củ quả chứa vitamin A, C sẽ giúp tăng sức đề kháng cho trẻ như bí đỏ, cà rốt, bông cải xanh, khoai lang, cam…

Sữa chua

Sữa chua chứa men vi sinh giúp cân bằng hệ tiêu hóa vốn còn non nớt của trẻ. Các lợi khuẩn có trong sữa chua cũng đồng thời hỗ trợ hệ miễn dịch, vì hơn 70% hệ miễn dịch trong cơ thể nằm ở đường tiêu hóa. Vì vậy, đây là một trong những giải pháp đơn giản và hiệu quả giúp tăng cường đề kháng; bảo vệ trẻ trước sự tấn công của virus cúm, đặc biệt ở thời điểm giao mùa.

hệ miễn dịch trẻ em

Các loại đậu và ngũ cốc nguyên cám

Các loại đậu thuộc nhóm thực phẩm giàu khoáng chất như kẽm, sắt,… giữ vai trò quan trọng đối với cơ thể của trẻ nhỏ. Kẽm cũng như sắt giúp tăng cường sức đề kháng ở trẻ, giảm nguy cơ nhiễm trùng hay nhiễm bệnh như cảm lạnh. Ngũ cốc nguyên cám lại chứa nhiều axit béo Omega – 3 có lợi cho sự phát triển trí não ở trẻ; đồng thời dưỡng chất này còn hỗ trợ tế bào bạch cầu hoạt động hiệu quả hơn.

Sữa công thức bổ sung HMO

Trong trường hợp trẻ không được bú mẹ hoàn toàn hoặc không có sữa cho con bú, cần được bổ sung dinh dưỡng ngoài sữa mẹ. Nên chọn sữa công thức có HMO (Human Milk Oligosaccharides) – dưỡng chất đóng vai trò quan trọng giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng cho bé.

Sữa công thức có HMO có vai trò quan trọng với hệ tiêu hóa và miễn dịch của trẻ nhỏ. HMO hoạt động như một prebiotic giúp hỗ trợ các vi sinh vật có lợi trong ruột; và hoạt động như một thụ thể mồi nhử ngăn cản sự bám dính của vi khuẩn có hại vào tế bào ruột, từ đó giúp trẻ tránh được nguy cơ nhiễm bệnh. Ngoài ra một phần HMO được hấp thụ vào trong máu và hỗ trợ hệ miễn dịch ở ngoài đường tiêu hóa, bệnh hô hấp ở trẻ.

Một số loại sữa chứa HMO nhiều như : Sữa Nan Supreme, Sữa Nan Nga HMO, Sữa Aptamil Profutura Úc Synbiotic.

Sữa Aptamil Úc mẫu mới 2021 số 3

Sữa tăng đề kháng cho trẻ 2 tuổi

MUA SỮA ONLINE

Các loại vitamin tăng sức đề kháng cho trẻ

Theo các chuyên gia, đối với các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, đặc biệt là Covid-19; vai trò của hệ miễn dịch là yếu tố quyết định, được xem là “vũ khí tối thượng” trong phòng tránh bệnh. Vì vậy, để giữ cho sức đề kháng luôn khỏe mạnh chống lại “thù trong giặc ngoài”; mỗi cá nhân cần phải thiết lập chế độ dinh dưỡng giàu vitamin và khoáng chất cho cơ thể: Vitamin A, Vitamin E, Vitamin C, Vitamin D, Vitamin nhóm B, Sắt, Kẽm, Selen

Thuốc tăng đề kháng cho trẻ sơ sinh – trẻ nhỏ

Với các bé chậm hấp thu dinh dưỡng khi sử dụng các biện pháp ở trên thì các mẹ nên sử dụng thuốc tăng đề kháng. Các loại thuốc tăng đề kháng cho bé dạng viên, dạng ống hay dạng xịt của Đức Nga như :

Tăng đề kháng imunostim; tăng đề kháng kan, tăng đề kháng forkids, tăng đề kháng glukan, tăng đề kháng kidsmune; tăng đề kháng thymomodulin, tăng đề kháng broncho vaxom, tăng đề kháng sambucol úc; tăng đề kháng echinacea; tăng đề kháng kun; tăng đề kháng hartus; tăng đề kháng pentavite…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Main Menu