Tim thai có rồi lại mất nguyên nhân do đâu?

co-tim-thai-roi-mat-nguyen-nhan-do-dau

Tim thai được coi là biểu hiện rõ ràng nhất của một mầm sống đang lớn lên trong cơ thể mẹ. Nghe được nhịp tim của bé chắc chắn là niềm hạnh phúc vô bờ đối với chị em. Nhưng có những trường hợp có tim thai rồi lại mất, rồi tim thai đập trở lại khiến các mẹ vô cùng hoang mang.

Tim thai là gì?

Tim thai là một bộ phận được hình thành từ rất sớm, ngay từ ngày thứ 16 của thai kỳ, trong bào thai đã có 2 mạch đập để thực hiện chức năng bơm máu sơ khai nhất. Sau đó, mạch máu này sẽ xoắn lại và phân chia dần, hình thành nên trái tim của em bé vào những tuần tiếp theo.

Đến tuần thứ 6 của thai kỳ, tim thai đã đập khoảng 80 nhịp/phút, đã có đủ 4 ngăn và tiếp tục hoàn thiện. Khoảng 2 tuần tiếp theo, tim thai sẽ tăng lên đập 150 nhịp/phút, cao gấp đôi nhịp tim của mẹ.

co-tim-thai-roi-mat-nguyen-nhan-do-dau1

Và đến tuần thứ 9-10, tim thai sẽ đập khoảng 170 nhịp/phút. Mẹ hoàn toàn có thể nghe được tim thai với sự hỗ trợ của bác sĩ. Đến tuần thứ 20 thì mẹ có thể nghe được tim thai nhờ những dụng cụ nghe tim thai như máy nghe tim thai, ống nghe y tế. Sau khi đạt đỉnh 170 nhịp/phút, nhịp tim thai sẽ giảm dần cho tới lúc bé chào đời.

Ở giai đoạn đầu thai kỳ, tim thai chính là một yếu tố sống còn, giúp bác sĩ xác định tình trạng sức khỏe, khả năng sống của thai nhi. Vì vậy, việc kiểm tra và xác định tim thai lúc này là vô cùng quan trọng.

Có tim thai rồi lại mất

Việc có tim thai rồi lại mất luôn khiến các mẹ bầu hoảng sợ bởi như đã nói ở trên, tim thai là dấu hiệu sống, phát triển rõ rệt nhất của bé yêu. Khi được bác sĩ thông báo mất tim thai, mẹ bầu cần hết sức bình tĩnh. Sẽ có 2 trường hợp xảy ra:

Thứ nhất là máy móc trục trặc, thai nằm ở vị trí khó siêu âm nên kết quả không chính xác. Mẹ bầu cần kiểm tra ở nhiều nơi khác nhau để đối chiếu. Nếu kết quả kiểm tra lại vẫn không thấy tim thai, mẹ nên kiên nhẫn chờ đợi thêm khoảng 1 tuần nữa rồi đi kiểm tra lại xem sao. Sau đó, mẹ hãy làm theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Trường hợp nữa khi có tim thai rồi lại mất đó là thai nhi đã ngừng phát triển, bị sảy hoặc chết lưu. Đây là điều vô cùng đáng tiếc nhưng mẹ cần bình tĩnh đón nhận, làm theo chỉ định đình chỉ thai nghén của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho mẹ.

Và dù mẹ có tim thai rồi mất trường hợp nào thì điều quan trọng nhất vẫn là giữ bình tĩnh, kiểm tra lại nhiều lần để tránh những nhầm lẫn đáng tiếc. Có rất nhiều trường hợp mẹ bầu được bác sĩ thông báo mất tim thai nhưng sau khi đi kiểm tra ở nơi khác thì lại bình thường hoặc sau vài ngày quay lại khám thì lại thấy tim thai.

Không có tim thai và hướng giải quyết

Thông thường đến tuần thứ 6 của thai kỳ, muộn hơn là tuần thú 8 – 10 là bác sĩ đã có thể nghe được tim thai và đến tuần thứ 20 thì mẹ tự nghe tim thai bằng các dụng cụ đơn giản được. Nhưng nếu vượt quá ngưỡng thời gian trên mà mẹ vẫn chưa có tim thai thì rất có thể mẹ đã bị sảy thai.

Các dấu hiệu đi kem với không có tim thai như ra máu đỏ tươi, đau bụng, chuột rút, các dấu hiệu ốm nghén biến mất, nồng độ hCG giảm thì nguy cơ sảy thai là rất cao.

Ngoài ra, có trường hợp mẹ bị thai lưu thì còn khó phát hiện hơn bởi sẽ không có những triệu chứng kể trên. Phải sau khoảng một thời gian, mẹ bị ra máu nhiều và đi khám mới có thể biết được.

Nếu đến tuần thứ 10 mà vẫn không nghe được tim thai thì mẹ cũng đừng quá sợ hãi bởi có thể lúc này bào thai đang nằm ở vị trí mà dụng cụ siêu âm chưa thể đo được. Mẹ hãy kiên nhẫn chờ thêm một thời gian nữa để biết được kết quả chính xác hơn nhé. Các bác sĩ sẽ hướng dẫn mẹ cụ thể trong quá trình này.

Làm sao để trái tim của thai nhi khỏe mạnh

Sự hình thành và phát triển của thai nhi là một quá trình phức tạp. Bất kì điều gì dù là nhỏ nhất cũng ảnh hưởng rất lớn đến em bé. Để trái tim của thai nhi cũng như các bộ phận khác phát triển khỏe mạnh, trong quá trình mang thai bạn cần:

  • Bổ sung axit folic trước và trong khi mang thai.
  • Ăn uống đầy đủ, không nên bỏ bữa.
  • Tránh xa khói thuốc lá.
  • Hạn chế sử dụng mỹ phẩm, đặc biệt là những loại có chứa Retin A/Accutane, Retinoids.
  • Không sử dụng ma túy và các chất kích thích có hại khác.
  • Sử dụng thuốc uống cần cẩn thận và phải được sự đồng ý từ bác sĩ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Main Menu