Cẩm nang chăm sóc bà bầu trong suốt thai kỳ

cam-nang-cham-soc-ba-bau-trong-suot-thai-ky

Chăm sóc bà bầu là quá trình rất quan trọng trong việc duy trì một thai kỳ khỏe mạnh và đảm bảo cho sức khỏe bà bầu cũng như của con sau này. Dưới đây sieuthihanguc.net đã tổng hợp một số thông tin quan trọng và cần thiết để những người chăm sóc cũng như chính các mẹ bầu có thêm tư liệu để tham khảo.

1.Cần tiêm phòng trước khi mang thai

cam-nang-cham-soc-ba-bau-trong-suot-thai-ky3

Một trong những điều cần biết khi mang thai mà mẹ bầu cần biết là tiêm phòng trước khi mang thai. Khi mang thai, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ hoạt động kém hơn bình thường, nguy cơ nhiễm bệnh vì thế mà tăng lên. Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo tất cả phụ nữ có dự định mang thai nên tiêm phòng trước ít nhất 3 tháng để ngừa một số bệnh nguy hiểm, có thể ảnh hưởng trực tiếp đến mẹ và bé như: Rubella, thủy đậu, viêm gan siêu vi B, viêm màng não, cảm cúm,…

2.Khám thai định kỳ để theo dõi sức khỏe

Hãy đưa mẹ bầu đi khám ngay khi phát hiện mới có thai. Bác sĩ sẽ xem xét lại lịch sử bệnh lý và họ cũng sẽ kiểm tra các triệu chứng hiện tại.

Tại mỗi lần khám, bác sĩ sẽ ghi lại trọng lượng và huyết áp. Những phép đo này giúp theo dõi sức khoẻ mẹ bầu trong thời gian mang thai. Các xét nghiệm nước tiểu kiểm tra vi khuẩn, lượng đường (kiểm tra dấu hiệu của bệnh tiểu đường), mức protein (kiểm tra dấu hiệu cho chứng tiền sản, một loại huyết áp cao trong thai kỳ), xét nghiệm máu như số lượng tế bào máu, loại máu, lượng sắt (kiểm tra bệnh thiếu máu) và các bệnh truyền nhiễm (như bệnh giang mai, HIV, viêm gan…).

Bác sĩ có thể làm thêm các xét nghiệm khác, dựa trên tình trạng thể chất, bệnh lý và các vấn đề rủi ro khác.

cam-nang-cham-soc-ba-bau-trong-suot-thai-ky1

2.1. Các thử nghiệm có thể bao gồm:

Khám vùng chậu để kiểm tra kích thước và hình dạng tử cung.

Xét nghiệm PAP smear để sàng lọc ung thư cổ tử cung.

Siêu âm để xem sự tăng trưởng và vị trí của bé. Siêu âm sử dụng sóng âm thanh để tạo ra hình ảnh của em bé trên màn hình video.

Tại mỗi lần khám, bác sĩ sẽ kiểm tra cân nặng, huyết áp và kiểm tra nước tiểu của mẹ bầu. Bác sĩ sẽ lắng nghe nhịp tim của bé và đo chiều cao của tử cung trong bụng sau tuần thứ 20. Nếu có bất kỳ lo lắng hay câu hỏi nào về sức khỏe, mẹ bầu cần trao đổi ngay với bác sĩ để tránh xảy ra những trường hợp xấu ảnh hưởng đến thai kỳ.

3.Dinh dưỡng đa dạng và đầy đủ

Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân, những gì mẹ ăn trong thời gian mang thai sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển của thai nhi. Chính vì vậy, chế độ dinh dưỡng cho bà bầu luôn là mối quan tâm hàng đầu. Để có một thai kỳ khỏe mạnh, bầu nên đảm bảo thực đơn đủ các nhóm sau:

cam-nang-cham-soc-ba-bau-trong-suot-thai-ky2

3.1.Nhóm tinh bột

Tinh bột có vai trò chính là cung cấp năng lượng, giúp duy trì hoạt động của các cơ quan trong cơ thể. Tuy nhiên, tốc độ chuyển hóa từ tinh bột sang mỡ rất nhanh. Bầu cần cẩn thận khi bổ sung nhóm này trong chế độ ăn. Các thực phẩm tốt cho bà bầu như bánh mì (loại làm từ bánh mì thô), ngô, yến mạch, gạo lứt, ngũ cốc nguyên hạt,…

3.2.Nhóm chất đạm và chất béo

Nhóm chất có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của thai nhi, tham gia vào quá trình tạo máu và hình thành nhau thai. Mỗi ngày mẹ bầu cần cung cấp ít nhất 70g protein và 40g chất béo. Lưu ý không nên dùng quá nhiều, bởi trong quá trình chuyển hóa đạm có thể sinh ra các chất không tốt cho mẹ và bé.

Không chỉ chứa nhiều sắt và các loại vitamin nhóm B, thịt bò còn là nguồn cung cấp đạm dồi dào cho cơ thể. Cá cũng là một trong những thực phẩm chứa nhiều đạm, hơn nữa omega-3 trong cá cũng có tác động rất tốt đến quá trình phát triển não bộ của thai nhi. Tuy nhiên, mẹ bầu không nên ăn cá ngừ, cá mập, cá thu, cá kiếm,… vì chúng có hàm lượng thủy ngân rất cao, không tốt cho thai nhi.

3.3.Nhóm vitamin và khoáng chất

Giàu vitamin, khoáng chất cũng như một lượng chất xơ phong phú, các loại rau củ quả là thành phần không thể thiếu trong thực đơn mỗi ngày của mẹ.

Để có một thai kỳ khỏe mạnh, thực đơn dinh dưỡng của mẹ chắc chắn sẽ không thể thiếu rau xanh và trái cây.

Một số loại rau xanh mẹ bầu không nên bỏ qua như: rau chân vịt, cải bó xôi, súp lơ xanh, cải bẹ xanh có nhiều axit folic giúp hạn chế dị tật ống thần kinh ở thai nhi. Các loại trái cây có nhiều múi như cam, quýt, bưởi có hàm lượng lớn vitamin C giúp tăng sức đề kháng, giảm bớt sự khó chịu của những cơn ốm nghén.

4.Các triệu chứng phổ biến khi mang thai là gì?

4.1.Ốm nghén

Buồn nôn hoặc nôn có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong ngày (hoặc ban đêm). Nên giúp họ chia nhỏ các bữa ăn thành nhiều bữa trong ngày. Tránh thực phẩm có mỡ, gia vị hoặc có tính axit. Một số phụ nữ buồn nôn hơn khi dạ dày của họ trống rỗng, vì thế bạn nên giúp họ dự trữ sẵn bánh quy trong giỏ hay trong tủ lạnh. Hãy đưa mẹ bầu đến gặp bác sĩ nếu nghén làm họ giảm cân hoặc kéo dài trong 3 tháng đầu của thai kỳ.

4.2.Mệt mỏi

Mệt mỏi là tình trạng rất phổ biến với phụ nữ mang thai. Hãy cố gắng giúp họ nghỉ ngơi đầy đủ hoặc ngủ trưa nếu có thể để giúp phục hồi năng lượng và sức khỏe. Nên nói với bác sĩ về tình trạng và các triệu chứng mệt mỏi mẹ bầu gặp, nó có thể là dấu hiệu của bệnh thiếu máu.

4.3.Chứng chuột rút

Thường xuyên vận động có thể giúp giảm chuột rút ở phụ nữ mang thai. Để cắt cơn đau bạn nên giúp họ kéo căng cơ bắp chân, ngồi thẳng chân và cố gắng gập bàn chân về phía đầu gối.

4.4.Táo bón

Hãy giúp họ uống nhiều chất lỏng và ăn thực phẩm có nhiều chất xơ, như hoa quả, rau và ngũ cốc. Không tự ý dùng thuốc nhuận tràng mà chưa hỏi ý kiến bác sĩ.

4.5.Bệnh trĩ

Khuyên họ tránh bị táo bón, đừng căng thẳng khi đi vệ sinh, nếu bà bầu cảm thấy không cần, hãy đứng dậy và ra khỏi nhà vệ sinh. Khuyên họ vệ sinh sạch sẽ và dùng giấy vệ sinh đảm bảo chất lượng. Nếu cần, giúp mẹ bầu ngâm với nước ấm để giảm đau.

4.6.Đi tiểu thường xuyên hơn

Phụ nữ mang thai có thể phải đi tiểu nhiều hơn bình thường. Thay đổi hocmon là một trong những nguyên nhân. Một nguyên nhân khác là khi bé phát triển, thai sẽ đè nặng áp lực lên bàng quang khiến họ muốn đi tiểu nhanh hơn.

4.7.Suy tĩnh mạch

Tránh quần áo thít chặt vòng eo hay chân của mẹ bầu, làm cản trở sự lưu thông của các mạch máu. Khuyên họ nên nghỉ ngơi và nâng cao chân lên. Tránh ngồi hoặc đứng yên trong thời gian dài. Khi ngồi có thể gác chân lên cao hơn. Nếu tình trạng khó chịu kéo dài nên khám bác sĩ để được hỗ trợ hoặc cung cấp thêm vớ y khoa.

4.8.Tâm trạng buồn rầu, ủ rũ

Hóc môn của phụ nữ mang thai thường tăng cao trong thời kỳ đầu. Rất nhiều những thay đổi cả về thể chất và tâm lý đang xảy ra rất nhanh, tâm trạng cũng có thể chuyển từ vui sang buồn nhanh chóng, và vô cùng nhạy cảm với những điều xung quanh. Hãy thường xuyên lắng nghe, chia sẻ, giúp đỡ để hiểu họ thêm.

4.9.Nhiễm nấm âm đạo

Lượng chất thải từ âm đạo có thể tăng lên trong thời kỳ mang thai. Nhiều phụ nữ mang thai có thể nhiễm nấm, dẫn đến tình trạng xuất huyết. Hãy đến gặp bác sĩ ngay nếu phát hiện bất kỳ chất thải bất thường hoặc có mùi nào.

4.10.Chảy máu chân răng

Phụ nữ mang thai nên thường xuyên chải và đánh răng, và thăm khám nha sỹ để làm chân răng. Đừng bỏ qua việc thăm khám nha sỹ vì lý do mẹ bầu đang mang thai.

4.11.Chứng phù nề

Giúp mẹ bầu kê cao chân càng nhiều càng tốt và nằm nghiêng bên trái khi ngủ. Những vị trí này giúp máu lưu thông từ chân trở lại tim tốt hơn. Không sử dụng thuốc lợi tiểu.

4.12.Thay đổi màu sắc da

Các vết rạn da bắt đầu xuất hiện dưới dạng vết đỏ trên da của mẹ bầu. Kem dưỡng ẩm có thể giúp giữ cho da của mẹ bầu đủ nước và giảm ngứa, da khô. Dấu hiệu căng da là không thể tránh được.

Mẹ bầu cũng có thể bị thay đổi màu sắc da ở các vùng khác. Ví dụ như da sẫm màu trên mặt hoặc quanh núm ti của mẹ bầu, hoặc những đường màu đen ở vùng bụng dưới. Nên giúp họ tránh ánh nắng mặt trời hoặc sử dụng kem chống nắng để giúp làm giảm các dấu hiệu này. Hầu hết các dấu hiệu này sẽ mờ dần sau thai kỳ.

5.Bà bầu có thể tiếp tục làm việc được thêm bao lâu?

Thời gian làm việc trong thời gian mang thai rất khác nhau đối với mỗi người. Công việc và môi trường làm việc của mẹ bầu đóng một vai trò lớn. Ví dụ, nếu môi trường làm việc nhiều bức xạ, có nhiều chất gây hại như chì, đồng và thủy ngân, có thể gây hại cho thai nhi. Khuyên họ không nên việc muộn. Nếu thường xuyên dùng máy tính thì không nên đặt trên đùi, gần bụng hay tử cung.

6.Bà bầu có nên tập thể dục?

Trừ khi có vấn đề trong khi mang thai, phụ nữ mang thai nên tập thể dục thường xuyên. Tập thể dục thúc đẩy lối sống lành mạnh, sức khỏe, và có thể giúp giảm bớt sự khó chịu khi mang thai. Cố gắng tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày. Tập thể dục khi đang mang thai thường làm cho việc chuyển dạ và sinh nở dễ dàng hơn. Đi bộ và bơi lội là những lựa chọn tuyệt vời. Nếu mẹ bầu không có thói quen tập thể dục trước khi mang thai, hãy giúp họ bắt đầu từ từ, từng chút một. Hãy nhắc mẹ bầu lắng nghe cơ thể của mình và đừng cố gắng quá sức. Uống nhiều nước để tránh tình trạng quá nóng hoặc mất nước. Tốt nhất là tránh bài tập có thể làm mẹ bầu ngã.

7.Bà bầu có thể dùng thuốc không?

Kiểm tra với bác sĩ trước khi dùng bất cứ loại thuốc nào, bao gồm các toa thuốc, thuốc giảm đau, và các loại thuốc mua không cần toa. Một số loại thuốc có thể gây dị tật bẩm sinh cho thai nhi, tổn hại sức khỏe bà bầu, đặc biệt là nếu dùng trong 3 tháng đầu của thai kỳ.

8.Bà bầu có nên uống vitamin không?

Phụ nữ mang thai nên uống 400 micrograms (mcg) folic acid mỗi ngày. Nó có thể giúp ngăn ngừa các vấn đề về não bộ và tủy sống của em bé. Nếu mẹ bầu muốn bổ sung hơn 400mcg, hãy hỏi bác sĩ trước khi dùng.

Tốt nhất là nên dùng folic acid trước khi mang thai. Bạn có thể bổ sung acid folic cho mẹ bầu từ các loại thuốc bổ đặc trưng khi mang thai và nên uống mỗi ngày. Không dùng các loại vitamin hoặc chất bổ sung khác mà không có sự chấp thuận của bác sĩ.

9.Đề phòng và xử lý những biến chứng trong thai kỳ

Không phải mẹ bầu nào cũng suôn sẻ trong suốt 9 tháng “mang nặng”. Chuẩn bị trước những kiến thức cơ bản giúp mẹ bầu biết cách ứng phó trước những biến chứng không mong đợi khi mang thai.

9.1.Nhau thai bám thấp

Chỉ có 5% thai phụ gặp phải tình trạng này. Để tránh trường hợp ra máu quá nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và con, bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm và xác định liệu bạn có nên sinh mổ đẻ an toàn hơn.

9.2.Tiểu đường thai kỳ

Vào tuần thứ 24-28 của thai kỳ, có khoảng 3-8% phụ nữ mang thai có mức đường huyết lên cao quá mức quy định. Thông thường, các trường hợp này sẽ tự động hết khi kết thúc quá trình mang thai. Mẹ bầu cần đặc biệt chú ý chế độ dinh dưỡng, tránh những món ngọt hoặc quá nhiều đường. Một số trường hợp cơ thể không sản sinh đủ insulin, bác sĩ có thể kê toa để bạn được tiêm bổ sung.

9.3.Tiền sản giật

10% phụ nữ mang thai bị ảnh hưởng bởi tiền sản giật trong thai kỳ của mình. Đặc biệt, những thai phụ có tiền sử cao huyết áp có nguy cơ bị tiền sản giật khá cao. Sinh mổ là lưạ chọn được cân nhắc trong các trường hợp bị tiền sản giật.

9.4.Thiếu ối

Tại các thời điểm khác nhau trong thai kỳ, có 4% mẹ bầu gặp phải tình trạng thiếu ối. Nếu gặp trường hợp này, mẹ bầu cần được theo dõi cẩn thận để đảm bảo bé cưng vẫn có thể phát triền một cách bình thường.

Trên đây là những vấn đề mà mẹ bầu nhất định phải nhớ trước và trong quá trình mang thai để đảm bảo cho bé yêu phát triển khỏe mjanh nhất, cũng như giữ sức khỏe của chính mình.

1 Comment

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Main Menu