Tình trạng trẻ béo phì ở Việt Nam – giải pháp cho em bé béo phì

Trẻ béo phì có nên uống sữa không

Chiều cao, cân nặng, sự phát triển của đứa trẻ, đặc biệt là vấn đề trẻ béo phì luôn cần được quan tâm để đứa trẻ được khỏe mạnh. Thế nhưng, trước thực trạng trẻ béo phì ở việt nam ngày càng gia tăng. Rất nhiều bậc phụ huynh lo lắng em bé béo phì. Vậy trẻ em béo phì như thế nào? Béo phì có phải là bệnh? Giai đoạn nào trẻ dễ bị béo phì? Béo phì có tác hại gì ? Trẻ béo phì có nguy cơ gì ? Cấp độ béo phì nào nguy hiểm – béo phì cấp độ 1 – béo phì cấp độ 2? Bé béo phì phải làm sao? Giải pháp cho trẻ béo phì là gì ? Trẻ béo phì có nên uống sữa không? trẻ béo phì nên uống sữa gì? Loại sữa dành cho trẻ béo phì là gì? Cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!

Trẻ em béo phì như thế nào?

Tình trạng trẻ béo phì ở Việt Nam

Thừa cân béo phì là sự tích tụ mỡ bất thường, vượt quá mức làm ảnh hưởng đến sức khỏe.

Hiện nay, thừa cân béo phì ở trẻ nhỏ đang là vấn đề thách thức trên toàn cầu. Tại Việt Nam, năm 1996 tỷ lệ trẻ em thừa cân béo phì tại Hà Nội và TP.HCM chỉ là 12%. Sau 13 năm, (2009), tỷ lệ này là 43%. Kết quả điều tra năm 2014-2015 của Viện Dinh dưỡng Việt Nam, tỷ lệ trẻ béo phì ở TP.HCM trên 50%, còn khu vực nội thành Hà Nội khoảng 41%.

Qua những số liệu trên, có thể thấy tỷ lệ béo phì ở trẻ nhỏ đang dần tăng lên, đặc biệt là ở những thành phố lớn.

Béo phì tiếng anh là gì?

Béo phì tiếng anh là FAT. Béo phì ở trẻ em được định nghĩa là tình trạng tích tụ mỡ bất thường và quá mức tại các mô mỡ và các tổ chức khác dẫn đến các biến chứng có hại cho sức khỏe. Có nhiều khái niệm về thừa cân và béo phì, tuy nhiên WHO đưa ra định nghĩa thừa cân béo phì như sau:

  • “Thừa cân”: là tình trạng cân nặng hiện tại vượt quá cân nặng “nên có” so với chiều cao.
  • “Béo phì”: là tính trạng tích lũy mỡ thái quá và không bình thường một cách cục bộ hay toàn thể tới mức ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Do vậy khi đánh giá béo phì chúng ta không chỉ tính đến cân nặng mà thôi mà phải quan tâm đến tỷ lệ mỡ cơ thể nữa.

Hình ảnh trẻ béo phì

Dưới đây là hình ảnh trẻ béo phì. Các bậc phụ huynh có thể dễ dàng nhận ra trẻ bị béo phì bằng dấu hiệu đơn giản.

hình ảnh trẻ béo phì

Dấu hiệu nhận biết em bé béo phì

Đối với trẻ em, Tổ chức Y Tế Thế giới đề nghị đánh giá béo phì dựa vào chỉ số Cân Nặng/Chiều Cao hoặc chỉ số BMI theo từng độ tuổi khác nhau có bảng tra riêng. Do đó, để đánh giá đúng thừa cân béo phì ở trẻ em, cần khám với bác sĩ khi ta thấy trẻ có những diễn tiến gợi ý bằng mắt thường:

  • Trẻ tăng cân quá nhanh hàng tháng dự trên biểu đồ tăng trưởng trong sổ khám sức khỏe.
  • Trẻ có khuôn mặt tròn, má phính xệ, cổ có ngấn lớn, mỡ bụng dày, mỡ dày vùng đùi bẹn, ngực, nách…trẻ hay đổ mồ hôi khi chạy nhảy…

Cách tốt nhất để xác định trẻ có bị béo phì hay không là đi khám. Khi đến bệnh viện, trẻ sẽ đo cân nặng, chiều cao, tính chỉ số khối cơ thể BMI, so sánh trị giá với giá trị tiêu chuẩn theo mô hình tăng trưởng để xác định mức độ cân nặng của trẻ.

Chẩn đoán béo phì ở trẻ em

Có nhiều tiêu chuẩn đánh giá béo phì ở trẻ em, phổ biến là phương pháp đánh giá z-score của chỉ số khối cơ thể (BMI) theo tuổi và giới.

BMI = Cân nặng (kg)/ Chiều cao (m) x Chiều cao (m)

  • Công thức trên được áp dụng khi trẻ từ 2 tuổi trở lên
  • Trẻ 2-5 tuổi: thừa cân khi z-score BMI ≥ 2SD và béo phì khi ≥ 3SD
  • Trẻ 5-18t: thừa cân khi z-score BMI ≥ 1SD và béo phì khi ≥ 2SD

Giai đoạn nào trẻ dễ bị béo phì

Các giai đoạn dễ xuất hiện béo phì :

Béo phì ở nhũ nhi

Béo phì ở trẻ mầm non

Béo phì ở tuổi dậy thì

Béo phì có phải là bệnh?

Béo phì không phải là bệnh lý. Mà béo phì là tình trạng y tế xảy ra khi lượng mỡ trong cơ thể vượt quá mức bình thường. Điều đó sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và vẻ đẹp thẩm mĩ. Béo phì gây nên nhiều nguy cơ về các bệnh khác. Vậy béo phì có tác hại gì?

Trẻ béo phì có nguy cơ gì? Béo phì dẫn đến bệnh gì?

Béo phì là nguy cơ dẫn đến bệnh lý bao gồm:

Trẻ béo phì có nguy cơ gì

Rối loạn tâm sinh lý và hòa nhập xã hội

Có mối tương quan giữa mức độ béo phì và các dấu hiệu lo lắng, trầm uất, rối loạn thái độ hành vi, không bằng lòng về bản thân. Và điểm số học lực cũng sút giảm, có mối liên hệ giữa lo sợ thừa cân và trầm cảm, đặc biệt ở trẻ gái.

Dậy thì sớm

Có mối liên hệ giữa béo phì và dậy thì sớm. Trẻ càng béo phì thì càng nhanh dậy thì, điều này không tốt cho đứa trẻ.

Các hậu quả về rối loạn vẻ đẹp hình thể

Ở trẻ trai có tình trạng giả vú lớn. Ở trẻ gái có kinh sớm, rậm lông, trứng cá. Cả 2 giới: Biến dạng hình thể, bụng bự, rạn da màu trắng hay màu tím.

Rối loạn chuyển hóa

  • Rối loạn đường máu: Có sự tương quan chặt chẽ giữa mức độ tăng insuline, tăng proinsuline với % khối mỡ ở trẻ béo phì tiền dậy thì và dậy thì. Điều này có thể gây rậm lông ở trẻ gái.
  • Đái tháo đường typ 2: Tần suất mắc bệnh đái tháo đường typ 2 ở trẻ vị thành niên thừa cân (BMI > 85er percentil) béo phì và giảm hoạt động thể lực tăng hơn.
  • Rối loạn lipid máu: Có tương quan giữa béo phì và tăng cholesterol máu.

Biến chứng tim mạch, tăng huyết áp, hô hấp

Tất cả các nghiên cứu đều kết luận: Ở trẻ béo phì huyết áp động mạch tăng cao, huyết áp trung bình cnunxg cao hơn hẳn với trẻ không béo phì.

Biến chứng hô hấp: Tần suất mắc bệnh béo phì cao ở trẻ mắc bệnh hen.

Ngừng thở khi ngủ và rối loạn hô hấp ban đêm: Nghiên cứu ở Mỹ cho thấy 27% trẻ béo có ngừng thở khi ngủ mức độ nặng và vừa.

Ngoài ra còn có các biến chứng tiêu hóa (gan nhiễm mỡ), biến chứng thần kinh (Hội chứng tăng áp lực sọ não lành tính), biến chứng về chỉnh hình (cong vẹo cột sống, cong chân) cũng tăng ở trẻ béo phì.

Các hậu quả lâu dài

Béo phì ở người trưởng thành: Béo phì trẻ em có thể dẫn đến hậu quả lâu dài béo phì ở người lớn. Khả năng có từ 20- 50% trẻ béo phì trước dậy thì cho đến 50 – 75% béo phì sau dậy thì.
Nguy cơ mắc nhiều bệnh lý tim mạch và hội chứng chuyển hóa khi trưởng thành. Các nguy cơ tim mạch ở trẻ béo phì như cao huyết áp, rối loạn lipide máu, hội chứng chuyển hóa tồn tại cho đến trưởng thành.

Cấp độ béo phì ở trẻ em

Cách tính chỉ số béo phì dựa trên chỉ số BMI được tính từ cân nặng và chiều cao của trẻ.

BMI = Cân nặng (kg) / [Chiều cao (m)] 2

Trong đó: BMI là chỉ số khối cơ thể.

chỉ số BMI

Chỉ số BMI Cấp độ béo phì ở trẻ
BMI < 18,5 Trẻ bị thiếu cân
18,5 ≤ BMI < 25 Cân nặng của trẻ bình thường
25 ≤ BMI < 30 Trẻ bị thừa cân
30 ≤ BMI < 35 Trẻ béo phì cấp độ I
35 ≤ BMI < 40 Trẻ béo phì cấp độ II
40 ≤ BMI < 50 Trẻ béo phì cấp độ III
BMI ≥ 50 Trẻ béo phì cấp độ III

Béo phì độ 1 là gì?

Béo phì độ 1 vẫn là trường hợp phổ biến nhất. Dựa trên bảng phân loại chỉ số BMI, người béo phì ở mức 1 sẽ có BMI dao động từ 30 – 35. Ở thời điểm này, bạn cần quan tâm nhiều hơn đến cân nặng và bắt đầu thay đổi chế độ sinh hoạt thường ngày.

Béo phì cấp độ 2

Chỉ số BMI nằm trong khoảng từ 35 đến 40 nói lên rằng cân nặng của bé đang ở mức Béo phì độ 2.

Bé béo phì phải làm sao? 

Trẻ em béo phì phải làm sao? là băn khoăn của không ít phụ huynh có con bị béo phì.

Dưới đây là một số giải pháp khắc phục triệt để tình trạng béo phì ở trẻ em:

Giải pháp cho trẻ béo phì

Xây dựng thói quen ăn uống và vận động lành mạnh

Nguyên tắc cơ bản là điều chỉnh thói quen ăn uống, lựa chọn thực phẩm lành mạnh, tăng cường vận động thể lực. Hạn chế nguồn cung cấp năng lượng dư thừa từ thực phẩm giàu năng lượng như dầu mỡ, đường, bánh kẹo ngọt,…; Khuyến khích tăng cường vận động ít nhất 60 phút mỗi ngày: qua trò chơi và thể dục thể thao: nhảy dây, bơi lội, chạy hoặc đi bộ nhanh,…ưu tiên môn thể thao phù hợp với sở thích của trẻ.

Tiết chế ăn uống- vận động

Xây dựng thực đơn chặt chẽ và y lệnh về vận động trong trường hợp béo phì nặng cần xác định mục tiêu giảm cân.

trẻ béo phì phải làm sao

Can thiệp tích cực đa chuyên ngành

Cần có sự tham gia phối hợp của nhiều chuyên gia bao gồm bác sĩ, tiết chế viên, chuyên viên tư vấn tâm lý, chuyên viên tư vấn vận động để kết hợp nhiều biện pháp nhằm thay đổi nhận thức, hành vi bên cạnh các giải pháp tiết chế ăn uống- vận động.

Điều trị bằng thuốc

Thường trẻ béo phì ăn uống thiên lệch, mất cân đối sẽ được xem xét bổ sung chất đạm, vitamin, khoáng chất, omega3, chất xơ,… tùy trường hợp. Ngoài ra, điều trị bằng thuốc còn áp dụng để điều trị nguyên nhân/ biến chứng của béo phì.

Trẻ béo phì nên làm gì?

Cách trẻ em béo phì giảm cân tốt nhất đối với trẻ bị béo phì là hỗ trợ cảm xúc. Nếu gia đình cảm thấy thoải mái, không kỳ thị với cân nặng của trẻ thì trẻ cũng sẽ ít bị tự ti về bản thân hơn. Trong mọi điều kiện khi trẻ muốn chia sẻ câu chuyện về cân nặng thì gia đình nên lắng nghe và cho bé lời khuyên tích cực.

Thêm vào đó, gia đình nên tập trung vào điều chỉnh các hoạt động thể chất và thói quen ăn uống. Bằng cách này, các thành viên trong gia đình vừa cùng nhau xây dựng các thói quen lành mạnh, vừa giúp bé cảm giác không bị cô độc trong cuộc chiến với cân nặng.

Trẻ béo phì có nên uống sữa không?

Trẻ bị béo phì không có nghĩa là trẻ đã thừa chất dinh dưỡng, mặc dù cần phải giảm cân cho trẻ nhưng trẻ vẫn cần dinh dưỡng để phát triển chiều cao và trí não.

Trẻ béo phì có nên uống sữa không

Mặt khác, sữa là một thực phẩm tăng chiều cao hiệu quả vì nó chứa nhiều vi chất và dinh dưỡng cần thiết có thể kể đến như calci, vitamin D, photpho, lactose… Những chất dinh dưỡng cần thiết có trong 1000 Kcal từ sữa sẽ tương đương so với 1500- 2000 Kacl đến từ các loại thực phẩm khác. Thế nên, việc cắt sữa trong khẩu phần ăn hằng ngày của trẻ có thể ảnh hưởng xấu đến sự phát triển toàn diện của trẻ, đặc biệt là chiều cao do thiếu hụt calci, khoáng chất quyết định đến sự chắc khỏe của bộ xương.

Trẻ béo phì nên uống sữa gì?

Tuy nhiên, không phải loại sữa nào cũng có thể sử dụng cho trẻ béo phì được vì đa số các loại sữa hiện nay có lượng đường và chất béo cao. Do đó, trẻ béo phì chỉ được sử dụng những loại sữa dành riêng cho tình trạng cân nặng của mình, đó là những loại sữa ít béo, ít ngọt và năng lượng thấp nhưng vẫn đảm bảo được dưỡng chất thiết yếu, vitamin và khoáng chất có trong đó.

Các loại sữa cho trẻ béo phì

Nguyên tắc chọn sữa cho trẻ thừa cân béo phì là loại sữa ít béo, ít ngọt, năng lượng thấp nhưng vẫn cần đảm bảo các loại vitamin và nguyên tốt vi lượng như sắt, i-ốt, chất xơ… Ngoài ra, cha mẹ cũng cần thay đổi khẩu phần ăn hàng ngày của trẻ cũng như cho trẻ tích cực tập luyện, vui chơi để giải phóng năng lượng.

TÌM HIỂU : SỮA ÍT BÉO LÀ GÌ?

Gợi ý thực đơn cho trẻ béo phì 5 tuổi – 7 tuổi – 9 tuổi – 10 tuổi

Tỷ lệ trẻ em từ 5 – 13 tuổi bị mắc béo phí hiện nay khá phổ biến. Chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn thực đơn giảm cân loại bỏ mỡ thừa trong 1 tuần

Sáng  Trưa Tối
Ngày 1 100g loại bánh ướt, 50g chả lụa, 100g múi bưởi  1/2 bát cơm, 70g tôm tươi nấu bầu xanh, 1 trái cam 100g bún, 50g thịt luộc và rau luộc, 100g múi bưởi
Ngày 2 1 cái bánh giò, 2 trái quýt 1/2 bát cơm, 70g cá lóc nấu canh chua, 3 trái mận. 100 bún tàu, 50g thịt lợn nấu rau cải, 2 trái quýt
Ngày 3 100g bún riêu cua, 1 trái táo 1/2 bát cơm, 70g cá thu nấu với rau ngót, nửa trái dứa 1/2 bát cơm, 50g thịt lợn luộc với củ cải trắng hoặc cà rốt, 100g táo
Ngày 4 100g bánh mì, 30g thịt heo đã làm ruốc, 100g thanh long 1/2 bát cơm, 50g ức gà, rau bắp cải luộc, 2 trái quýt. 1/2 bát cơm, 50g cá thái lát, canh mướp đắng, 100g thanh long
Ngày 5 1 gói cháo ăn liền, 30g ruốc thịt lợn, 200ml sữa tách béo. 1 bát cơm, 100g nấm rơm rim nước tương, cải ngọt luộc và 200g quả dứa 100g bún tươi, 100g tôm hấp cuộn rau sống, bánh tráng, 100g ổi.
Ngày 6 100g bánh canh, 30g thịt lạc, 1 trái cam. 1/2 bát cơm, 50g thịt bò trộn xà lách, 200g dưa hấu. 100g bún, 30g tôm khô nấu với canh cà chua, 100g táo
Ngày 7 100g phở, 30g thịt gà, 200ml sữa chua. 1/2 bát cơm, 70g cá sốt cà chua, 2 quả quýt.  1/2 bát cơm, 50g thịt nạc nấu canh rau hẹ, 3 trái mận.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Main Menu