Tác dụng – tác hại của hạt đậu phộng bạn nên biết!

tac-dung-cua-hat-dau-phong

Đậu phộng hay còn gọi là lạc ( tên khoa học là Arachis hypogea), một loại đậu có nguồn gốc từ miền Nam nước Mỹ. Đậu phộng là loại hạt chứa nhiều hàm lượng dinh dưỡng, dễ ăn, nếu ăn ở một mức độ vừa phải sẽ đem lại kết quả tốt. Cùng tìm hiểu về thành phần dinh dưỡng, tác dụng của hạt đậu phộng. Và cách chế biến đậu phộng tại nhà nhé.

Đậu phộng có tốt không?

Thành phần dinh dưỡng

Theo các chuyên gia dinh dưỡng : Đậu phộng có chứa chất béo lành mạnh, protein và lượng calo khá cao. Dưới đây là các thành phần dinh dưỡng cho 100 gram đậu phộng thô:

Chất Hàm lượng
Calo 567
Nước 7 %
Protein 25.8 g
Carb 16.1 g
Đường 4.7 g
Chất xơ 8.5 g
Chất béo 49.2 g
Bão hòa 6.28 g
24.43 g
Không bão hòa đa 15.56 g
Omega-3 0 g
Omega-6 15.56 g
Chất béo chuyển hóa ~
Mangan 31% RDI
Canxi 20% RDI
Selen 14% RDI
Photpho 12% RDI
Đồng 11% RDI
Magie 9% RDI
Sắt 9% RDI
Kẽm 6% RDI

Tác dụng của hạt đậu phộng

Đậu phộng không chỉ là món ăn ngon mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe con người, bao gồm:

Tác dụng của hạt đậu phộng

Tác dụng của hạt đậu phộng

1/ Giảm nguy cơ mắc ung thư dạ dày

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, đậu phộng giúp giảm nguy cơ mắc ung thư dạ dày ở nam giới là 61% và nữ giới là 59%. Hơn nữa, mối liên quan giữa việc sử dụng các sản phẩm từ đậu nành với nguy cơ mắc bệnh ung thư hệ tiêu hóa thấp hơn 7%.

2/ Giảm nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt

Các nghiên cứu đánh giá cho thấy đàn ông tiêu thụ lượng đậu phộng vừa đủ  thì khả năng mắc ung thư tuyến tiền liệt thấp hơn khoảng từ 32%-51%.

3/ Giảm nguy cơ mắc tiểu đường

Theo báo cáo khoa học, việc ăn đậu phộng sẽ giúp giảm đến 21% nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường. Bởi isoflavone có trong đậu nành có thể tăng cường kiểm soát lượng đường trong máu. Đặc biệt, đối với phụ nữ sau mãn kinh mắc bệnh tiểu đường, nếu bổ sung 30 gram protein từ đậu nành làm giảm mức insulin xuống 8.1%, kháng insulin 6,5%, cholesterol LDL xấu 7.1%. Ngoài ra isoflavone trong hạt đậu phộng giúp cải thiện độ nhạy insulin và mỡ máu, giảm nguy cơ mắc bệnh tim.

4/ Ngăn ngừa sỏi mật

Hầu hết sỏi mật chủ yếu hình thành từ cholesterol. Do đó việc sử dụng thường xuyên đậu phộng sẽ làm giảm cholesterol được cho là một lời giải thích hợp lý.

5/ Giảm nguy cơ mắc ung thư vú

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng: nếu phụ nữ bổ sung các sản phẩm từ đậu nành một lần một tuần sẽ có nguy cơ mắc ung thư vú thấp hơn từ 48-56%.

6/ Sức khỏe tim mạch

Trong hạt đậu phộng có chứa một số chất dinh dưỡng có lợi cho tim mạch. Chúng bao gồm magiê, niacin, đồng, axit oleic và chất oxy hóa resveratrol.

7/ Tốt cho răng và xương khớp

Trong đậu phộng có chứa phốt pho, magie, đặc biệt là hàm lượng canxi cao. Những khoáng chất này rất có tác dụng tốt cho răng, xương khớp và hệ thần kinh.

8/ Hỗ trợ tuần hoàn máu

Mangan là một khoáng chất quan trọng trong chuyển hóa chất béo và chất đường bột, tăng cường hấp thu canxi và quy định lượng đường trong máu. Với hàm lượng mangan trong đậu phộng giúp hỗ trợ tuần hoàn máu rất tốt.

9/ Giảm căng thẳng, mệt mỏi

Trong hạt đậu phộng có chứa các hợp chất như vitamin B, kẽm và vitamin E giúp loại bỏ căng thẳng thần kinh, mệt mỏi, suy nhược cơ thể rất hiệu quả.

Ăn đậu phộng có giảm cân không?

Năm 2016, một nghiên cứu được thực hiện bởi khoa Y Đại học Houston đã kết luận. Trẻ em ăn đậu phộng và các chế phẩm từ đậu phộng ít nhất 1 lần/tuần sẽ giảm cân nhiều hơn các trẻ khác sau 6 tháng. Lý do:

  • Đậu phộng giàu chất xơ và protein và ở lại trong cơ thể đến 2.5h ( nhiều hơn sản phẩm khác ) khiến bạn no lâu hơn, dễ dàng kiểm soát cơn đói.
  • Trong hạt đậu phộng có chứa chất béo không bão hòa giúp giảm mức cholesterol xấu trong máu, giảm nguy cơ bệnh tim mạch và tiểu đường. Mặt khác, nó cũng không chứa trans fat chất béo xấu nên rất tốt.

Đậu phộng sấy nguyên vỏ có tốt không?

Vỏ lụa của đậu phộng chứa chất chống oxy hoá Phenolic và Resveratrol giúp ngăn ngừa bệnh ung thư, động mạch vành, thoái hóa điểm vàng ở mắt…

hình ảnh hạt đậu phộng

Hình ảnh hạt đậu phộng

Tuy nhiên theo 1 nghiên cứu của trường đại học Maryland (của Mỹ) cho rằng việc ăn nhiều vỏ lụa đậu phộng sẽ ức chế lợi khuẩn. Và chúng cũng gây ức chế Listeria monocytogenes – một loại vi khuẩn gây tiêu chảy và làm tổn thương hệ thần kinh.

Như vậy bạn nên ăn vỏ lụa của đậu phộng ở mức độ vừa phải sẽ rất có lợi. Với những bạn có hệ tiêu hóa kém thì chỉ nên ăn đậu phộng đã làm sạch vỏ lụa.

Ăn đậu phộng rang muối có mập không? Đậu phộng rang muối bao nhiêu calo?

Theo phân tích hàm lượng dinh dưỡng, hạt đậu phộng rang hoàn toàn không gây tăng cân. Bởi vì, hạt đậu phộng rang có chứa nhiều calo. Nhưng nếu chúng ta biết dùng chúng với một lượng vừa đủ thì nó vẫn có tác dụng giảm cân hiệu quả.

Những người ăn đậu phộng rang có chỉ số BMI cơ thể thấp hơn. Các chuyên gia khuyến cáo chỉ nên sử dụng khoảng 30g mỗi ngày để cơ thể có thể hấp thụ và phát huy khả năng kiểm soát cân nặng.

Bơ đậu phộng có giảm cân không? Cách an bơ đậu phộng giảm cân

Trung bình 100gr bơ đậu phộng chứa 588cal. Bơ đậu phộng có thể được sử dụng để thêm vào các món nướng, mì ống, ăn kèm bánh mì hay nướng chung các loại bánh.

bơ đậu phộng có giảm cân

Có thế nói bơ đậu phộng không gây béo và phù hợp với hầu hết chế độ ăn kiêng. Tuy nhiên bạn cần phải nhớ lượng calo mà nó cung cấp mỗi ngày để không nạp quá mức cho phép nhé.

Đậu phộng nước cốt dừa bao nhiêu calo? 

Nước cốt dừa vốn có lượng calo khá cao, trung bình trong 100gr đậu phộng nước cốt dừa có 580cal.

Theo chuyên gia dinh dưỡng, một bữa ăn của người trưởng thành cần nạp 667 calo. Theo đó 3 bữa chính thì lượng calo tiêu chuẩn cho phép là 2000 calo. Như vậy, lượng calo trong 100g đậu phộng nước cốt dừa đã tương đương một bữa ăn chính. Và nếu như một lần bạn ăn đến 200g đậu phộng sẽ nạp lượng calo tới hơn 1000 calo.

Ăn đậu phộng nước cốt dừa có béo không?

Việc ăn đậu phộng nước cốt dừa có béo không còn tùy thuộc vào liều lượng ăn của bạn. Bạn chỉ ăn khoảng 30g đậu phộng nước cốt dừa mỗi ngày và uống thêm nước vào trước bữa ăn. Sẽ làm cho dạ dày lửng bụng và nhanh no. Từ đó giúp giảm cân hiệu quả.

Ăn đậu phộng nước cốt dừa có béo không

Tác hại của đậu phộng

Hạt đậu phộng không gây ra quá nhiều các tác dụng phụ. Tuy nhiên đôi khi đậu phộng có thể bị nhiễm độc tố aflatoxin, một chất độc được tạo ra do nấm mốc. Cụ thể:

Ngộ độc aflatoxin

Đậu phộng đôi khi có thể bị nhiễm một loại nấm mốc có tên Aspergillus flavus, sản sinh một loại chất độc gọi là aflatoxin. Khiến bạn ăn không ngon và mắt chuyển sang màu vàng (vàng da). Hay các dấu hiệu điển hình do các vấn đề về gan.

Có thể được ngăn ngừa hiệu quả bằng cách sấy khô đậu phộng và duy trì nhiệt độ và độ ẩm thấp khi tích trữ.

Chất kháng dinh dưỡng

Đậu phộng có chứa một số chất gọi là kháng dinh dưỡng. Đây là chất làm giảm sự hấp thu các chất dinh dưỡng. Tiêu biểu là axit phytic ( chiếm 0.2-4.5%). Điều này làm giảm hấp thu sắt và kẽm từ đường tiêu hóa.

Dị ứng đậu phộng

Đậu phộng là một trong 8 loại thực phẩm dễ gây dị ứng phổ biến nhất. Nếu nghiêm trọng sẽ đe dọa đến tính mạng. Do đó, những người bị dị ứng đậu phộng nên tránh đậu phộng và các sản phẩm từ đậu phộng.

4 cách chế biến đậu phộng tại nhà đơn giản

Cách làm đậu phộng sấy nguyên vỏ

Hạt lạc cũng là một trong số loại hạt ngũ cốc được sử dụng phổ biến hiện nay. Đặc biệt hạt lạc sấy chín giòn, chúng được sử dụng tại các quán nhậu, quán bia rất nhiều, dù là bình dân hay cao cấp.

Các bước thực hiện:

Phơi khô hạt lạc

Tiến hành phơi ngoài trời nắng cho nhanh khô.

Sấy lạc bằng lò nướng – máy sấy công nghiệp

Nếu chỉ sấy khô lạc chỉ cần cài đặt nhiệt độ 50-70oC và sấy mất vài tiếng. Còn muốn sấy chín giòn cần đặt nhiệt độ từ 120-140oC và chỉ mất 30-60 phút. Nên sử dụng máy sấy nhiệt đối lưu nhiều khay sấy sẽ đảm bảo hạt lạc chín giòn đều, không bị bong vỏ.

Cách làm đậu phộng rang dầu muối đường

Cách làm đậu phộng rang dầu muối đường

  • Đun chảo nóng, rồi cho đậu phộng vào rang. Để tránh đậu phộng bị cháy, nên đun lửa nhỏ và đảo đều tay.
  • Sau 5 – 10 phút là đậu phộng chín và vàng đều. Tiếp theo cho 2 muỗng cà phê dầu ăn vào đảo tiếp.
  • Khi thấy đậu phộng chín vàng đều và thấm dầu ăn thì tắt bếp, nhưng vẫn tiếp tục đảo nhé.
  • Cho đậu phộng ra tô và cho hỗn hợp muối và đường vừa đủ vào trộn đều.
  • Trộn đều hỗn hợp muối đường.

Cách làm đậu phộng rang muối ớt đường

  • Lấy đậu phộng cùng 2 muỗng canh muối rồi rang trên lửa vừa. Trong suốt thời gian rang phải đảo đều tay và liên tục nhé.
  • Khi thấy đậu rang đã chín giòn, thì đổ đậu vào một cái rổ thưa, lắc cho ra hết phần muối , chỉ giữ lại đậu.
  • Sau đó cho dầu ăn vào chảo,  đậu phộng và đổ hỗn hợp tỏi ớt và muối vào.
  • Tiếp tục trộn đều với lửa lớn, đến khi hạt đậu phộng khô lại thì tắt bếp, nhưng vẫn đảo đến khi đậu phộng nguội.
  • Thành phẩm: Đậu phộn giòn, bùi và áo đều gia vị. Muối bám xung quanh nhưng không quá mặn.

Cách làm đậu phộng nước cốt dừa

Cách làm đậu phộng nước cốt dừa

Sơ chế nguyên liệu

  • Ngâm đậu phộng với nước muối loãng khoảng 30 phút, sau đó vớt đậu ra cho ráo nước.
  • Loại bỏ những hạt đậu lép, mọc mầm hay sâu mọt.

Pha bột để áo đậu phộng

  • Cho đường và muối vào nước cốt dừa khuấy đều đến khi tan đường.
  • Trộn hỗn hợp 3 loại : bột bắp, bột mì, bột nếp vào với nhau.
  • Bạn đổ đậu phộng ra rổ và trà nhẹ để vỏ đậu phộng trầy xước hết.

Lắc bột

  • Bạn lấy 1 cái thau, đổ đậu phộng vào.
  • Cho 1 muỗng nước cốt dừa đường và lắc sơ để cốt dừa áo đều vào hạt đậu phộng. Lặp lại đến khi hết bột nhé.

Chiên đậu phộng

  • Dùng 1 cái chảo lớn, đổ vào 500ml dầu ăn, bật lửa to đến khi dầu thật nóng rồi bạn cho đậu phộng vào, vẫn giữ lửa lớn trong vào 1 phút.
  • Sau đó, bạn đảo đều và đun lửa ở mức nhỏ.
  • Đợi đến khi đậu phộng chuyển sang màu vàng nhạt thì bạn tăng lửa lớn lên để đậu phộng xốp giòn, không hút dầu trong khoảng 5 phút.

Thưởng thức

  • Với cách làm này, đậu phộng giòn thơm ngon và màu cũng rất đẹp.
  • Giờ thì bày ra dĩa và thưởng thức thôi nào

Qua nội dung chia sẻ ở trên đây, chắc các bạn đã có đáp án cho câu hỏi “Tác hại – tác dụng của hạt đậu phộng là gì?” phải không. Cùng những công thức chế biến đậu phộng tại nhà, nếu bạn cần hỗ trợ, hãy liên hệ đến hotline 034 7272 666

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Main Menu