Top 4 khẩu trang y tế sử dụng để phòng chống Covid-19

Đặc điểm khẩu trang y tế

Khẩu trang Y tế (tên tiếng Anh là Facemask hoặc Surgical Mask) là thiết bị dùng một lần, lỏng lẻo. Đây là loại khẩu trang được sản xuất theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8389-1:2010 . Tạo ra một rào cản vật lý giữa miệng và mũi của người đeo và các vi sinh vật hoặc chất gây ô nhiễm tiềm ẩn trong môi trường. Khẩu trang không được dùng chung và được sử dụng khi phẫu thuật, cách ly, nha khoa hoặc chăm sóc y tế.

Khẩu trang được làm ở các độ dày khác nhau và với khả năng khác nhau để bảo vệ bạn khỏi tiếp xúc với chất lỏng. Những đặc tính này ảnh hưởng đến việc bạn có thể thở dễ dàng qua khẩu trang hay không và khẩu trang bảo vệ tốt như thế nào?

Cấu tạo

Khẩu trang y tế thông thường có 2 mặt. Mặt ngoài thường có màu (xanh, hồng, vàng, tím,…), không thấm nước. Mặt trong thường là màu trắng, có khả năng hút ẩm. Hai mặt có màu khác nhau giúp người sử dụng dễ dàng phân biệt và đeo khẩu trang đúng cách.

Phần quan trọng nhất của khẩu trang thông thường chính là lớp vi lọc. Lớp vi lọc thấu khí nhưng không thấm nước. Lớp này có chức năng lọc bụi, vi khuẩn,…

Hiện nay do tình trạng khan hiếm của lớp vi lọc nên Bộ Y tế cho phép thay thế lớp vi lọc bằng lớp vải không dệt 3 lớp SMS (Spunbond + Meltblown + Spunbond Nonwovens).

Khẩu trang thường có màu xanh hoặc vàng. Viện Y học ứng dụng Việt Nam cho biết thêm khẩu trang y tế bằng vải thông thường có 3 lớp với công dụng khác nhau:

Lớp ngoài

Có đặc tính chống thấm nước, giúp ngăn cản hiệu quả các hạt chất lỏng văng ra khi người bệnh hắt-xì, ho, thở mạnh… Mặt ngoài thường có màu xanh blue nhạt để dễ phân biệt, đeo khẩu trang đúng là để lớp màu quay ra ngoài.

Lớp trong

Luôn có màu trắng rất dễ phân biệt với lớp ngoài. Mặt vải quay vào trong, sát với da mặt nên phải tinh khiết mịn màng, không xơ sợi sùi lông gây khó chịu. Ngoài ra phải có tính thấm nước nhằm hút mồ hôi tạo sự thoải mái cho người sử dụng.

Lớp giữa

Có tác dụng ngăn các hạt dịch văng bắn và phải lọc được bụi, vi khuẩn. Đây chính là lớp quyết định chất lượng khẩu trang. Một lớp lọc “đúng chuẩn” phải để không khí dễ đi qua, tạo sự thoáng khí cho người dùng. Nhưng lại phải có kết cấu đủ để lọc được các hạt bụi, vi khuẩn có kích thước cực nhỏ.

Ưu điểm và nhược điểm

Nếu được đeo đúng cách, khẩu trang sẽ giúp chặn các giọt nước có thể chứa vi trùng (vi rút và vi khuẩn) bắn hoặc phun. Khi chúng ta ho hoặc hắt hơi và giữ các loại vi trùng này ở lại khẩu trang để không tiếp xúc trở lại với miệng và mũi của bạn. Khẩu trang cũng giúp bạn giảm tiếp xúc với các giọt nước bọt và dịch tiết đường hô hấp của người khác.

Mặc dù khẩu trang có thể có hiệu quả trong việc chặn các giọt nước. Nhưng khẩu trang này không thể lọc hoặc chặn các hạt rất nhỏ trong không khí có thể truyền qua ho, hắt hơi hoặc một số thủ thuật y tế. Ngoài ra, khẩu trang cũng không bảo vệ hoàn toàn khỏi vi trùng và các chất gây ô nhiễm khác. Do đeo khẩu trang không kín giữa bề mặt của khẩu trang và mặt của bạn.

Có nên tái sử dụng khẩu trang y tế không?

Tái sử dụng khẩu trang y tế sẽ mang lại nhiều nguy cơ lây nhiễm. Khi đi ra ngoài và tiếp xúc với những người xung quanh thì bụi bẩn, vi khuẩn, virus, các tác nhân gây bệnh từ môi trường. Cũng như các giọt bắn ra từ quá trình tiếp xúc sẽ bám lên mặt ngoài của khẩu trang. Còn mặt trong khẩu trang cũng tiếp xúc với những giọt bắn từ mũi miệng. Khi chúng ta nói, hắt hơi, chất bã nhờn, bụi bẩn trên da.

Các loại khẩu trang y tế

Khẩu trang 2 lớp

Khẩu trang y tế 2 lớp là loại khẩu trang mỏng nhất, ít lớp nhất cũng như có ít công dụng nhất. Cấu tạo này thường chỉ có 2 lớp là lớp vải không dệt chống thấm nước bên ngoài. Và một lớp vải không dệt hút ẩm bên trong. Vì vậy, khẩu trang 2 lớp chỉ có tác dụng chống lại các loại bụi hạt lớn như đất, cát. Chứ không có tác dụng trong việc chống virus, vi khuẩn hay bụi mịn.

khẩu trang y tế 2 lớp

Loại khẩu trang này thường có thiết kế khá mỏng. Một số có thể nhìn xuyên thấu qua lớp vải khẩu trang nên mức giá cũng rẻ nhất trong số các loại khẩu trang.

Khẩu trang 3 lớp

Khẩu trang y tế 3 lớp là loại khẩu trang phổ biến và được dùng nhiều nhất hiện nay. Cấu tạo khẩu trang 3 lớp thuộc dạng phòng hộ cơ bản với:

khẩu trang y tế 3 lớp

  • Lớp ngoài cùng là vải không dệt chống thấm nước giúp ngăn không cho nước thấm vào bên trong. Cũng như chặn lại hầu hết bụi bẩn kích thước lớn, lớp này thường là lớp có màu để phân biệt với lớp hút ẩm trong cùng.
  • Tiếp theo đó là một lớp vải lọc kháng khuẩn làm bằng sợi Polymer. Có khả năng hạn chế tối đa các loại vi khuẩn có hại và bụi bẩn kích thước nhỏ hơn 10 micromet.
  • Lớp cuối cùng là một lớp vải không dệt có khả năng hút ẩm mạnh. Giúp ngăn chặn giọt bắn từ mũi, miệng của người sử dụng khi nói, ho, hắt hơi… phát tán ra xung quanh.
  • Đây là loại được sử dụng nhiều trong các bệnh viện, trung tâm y tế cộng đồng, khu cách ly y tế tập trung. Bởi có giá thành rẻ lại vừa đủ đáp ứng các biện pháp phòng bệnh cơ bản nhất.

Khẩu trang 4 lớp

Nhằm tăng cường khả năng lọc bụi cho khẩu trang. Các nhà sản xuất đã cho ra đời dòng khẩu trang 4 lớp, cụ thể gồm: Lớp vải không dệt chống thấm nước ở ngoài cùng. Sau đó là một lớp vải lọc bụi, kháng khuẩn. Sau nữa là một lớp than hoạt tính và kết thúc bằng một lớp hút ẩm chống mốc.

Nhìn chung, khẩu trang 4 lớp không có nhiều khác biệt so với khẩu trang 3 lớp. Khác biệt lớn nhất nằm ở lớp vải lọc bằng than hoạt tính. Than hoạt tính từ lâu đã được sử dụng trong việc xử lý các tạp chất trong nước, không khí… Vì vậy, nó cũng được ứng dụng trong sản xuất khẩu trang để gia tăng thêm tác dụng lọc bụi mịn . Và ngăn một số loại hóa chất, khí độc như: CO2, SO2, H2S… thông qua đó giảm thiểu tối đa các tác nhân gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người.

khẩu trang y tế 4 lớp

Khẩu trang than hoạt tính hiện nay thường được chia làm 2 loại chính. Bao gồm: Loại có tấm ép than hoạt tính được đặt vào giữa 2 lớp vải và loại có lớp vải dệt từ sợi hoạt tính, được may liền với nhau.

Khẩu trang 5 lớp – khẩu trang N95

So với các loại khẩu trang 2, 3 hoặc 4 lớp thì khẩu trang 5 lớp là một bước tiến đem lại nhiều tác dụng ưu việt hơn. Cấu tạo khẩu trang 5 lớp phổ biến nhất hiện nay bao gồm các lớp. Lớp thoáng, lớp than hoạt tính, lớp lọc bụi tĩnh điện (bụi mịn PM2.5), lớp lọc bụi nhỏ, lớp vải không dệt chống thấm nước.

Điểm nổi bật của khẩu trang 5 lớp là ở lớp lọc bụi tĩnh điện có thể loại bỏ bụi mịn PM2.5. Loại bụi có kích thước siêu nhỏ, khi đi vào cơ thể và xâm nhập vào tế bào theo đường máu. Sẽ phá hủy cơ chế tự miễn dịch của cơ thể, gây nhiều bệnh cấp tính. Và tổn thương vĩnh viễn đến các cơ quan quan trọng như phổi, tim, não…

khẩu trang y tế 5 lớp

Tuy nhiên loại khẩu trang  này tương đối hiếm chỉ nhập từ nước ngoài. Chỉ nên ưu tiên cho nhân viên y tế tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân nhiễm nCovid. 

Cách dùng khẩu trang giúp ngăn ngừa bệnh như sau:

– Chỉ sử dụng 1 lần rồi vứt vào thùng rác an toàn, có nắp đậy. Không tái sử dụng khẩu trang dùng một lần.

– Khi đeo khẩu trang phải để mặt xanh ra ngoài. Do mặt màu xanh có tính chống nước, các giọt nước bọt lớn bắn vào sẽ không thấm vào trong. Mặt màu trắng có tính hút ẩm, nên quay vào trong, để hơi thở thoát ra thấm vào khẩu trang.

cách sử dụng khẩu trang y tế

– Khẩu trang phải che kín cả mũi lẫn miệng.

– Khi mang khẩu trang tuyệt đối không sờ tay vào. Vì động tác sờ tay, thậm chí chỉnh sửa khẩu trang sẽ vô tình làm cho bàn tay lây nhiễm vi rút và các tác nhân gây bệnh khác. Sau đó truyền bệnh lại cho chính mình và những người xung quanh.

– Khi tháo khẩu trang chỉ được cầm vào dây đeo qua tai, tháo ra cho vào thùng rác an toàn. Tuyệt đối không dùng tay cầm vào khẩu trang để tháo ra. Thói quen lấy tay vo khẩu trang lại sẽ gây lây nhiễm vi rút và các tác nhân gây bệnh khác cho bàn tay.

– Rửa tay với xà phòng và nước sạch ngay sau khi vứt bỏ khẩu trang.

Như vậy, đeo khẩu trang không chỉ đơn thuần là “thấy người ta làm mình cũng làm”. Mà cần cân nhắc xem mình có thuộc nhóm có nguy cơ cần phải đeo không. Đeo khẩu trang như thế nào cho đúng cũng rất quan trọng . Và cần kết hợp rửa tay sạch sẽ để việc đầu tư vào phòng bệnh có hiệu quả cao nhất.

Sử dụng khẩu trang y tế có phải là giải pháp tối ưu?

Xét về chất lượng, khẩu trang chống độc, khẩu trang chống bụi mịn có độ bảo vệ tốt hơn khẩu trang y tế. Tuy nhiên, số lượng khẩu trang chống độc có thể bị thiếu hụt nên cần ưu tiên cho các nhân viên y tế. Trung tâm kiểm soát dịch bệnh (CDC) chỉ ra rằng. Khẩu trang chống độc N95 cần được trang bị đầy đủ, và ưu tiên cho các chuyên gia, đội ngũ y tế thực hiện nhiệm vụ. Vì thế, CDC khuyến cáo những người khỏe mạnh chỉ cần đeo khẩu trang y tế hoặc khẩu trang vải. Còn những người bị bệnh có thể đeo khẩu trang chống độc để đảm bảo không bị bội nhiễm hoặc phát tán virus ra bên ngoài.

Tuy giá khẩu trang này tương đối rẻ. Nhưng vì chỉ sử dụng 8 tiếng / 1 khẩu trang và chỉ sử dụng được 1 lần. Và sử dụng trong thời gian dài tính ra chi phí cũng không hề rẻ đâu nhé.

Đặc biệt trong thời điểm tình hình dịch bệnh Covid diễn biến phức tạp như hiện nay. Thì giá 1 hộp khẩu trang 50 cái – 100 cái cũng tăng lên gấp 2 – 10 lần so với giá trị thực.

Gần đây, cơ quan chức năng nhà nước Việt Nam đã bắt giữ rất nhiều cơ sở sản xuất khẩu trang giả. 

Vì vậy, để tiết kiệm kinh tế mà vẫn phòng dịch tốt nhất thì bạn nên sử dụng khẩu trang vải kháng khuẩn chính là giải pháp tối ưu nhất !

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Main Menu