Khi nào có tim thai, Thai mấy tuần thì có tim thai?

khi nao co tim thai

Thai nhi khi nào có tim thai, mấy tuần thì có tim thai là thắc mắc của tất cả các chị em mới lần đầu làm mẹ. Nhịp tim báo hiệu một thai kỳ mà mẹ bầu mong đợi đang tiến triển tốt. Mẹ đừng quá sốt ruột vì phải tới 6,5 – 7 tuần tuổi, tim thai mới bắt đầu rõ ràng.

Mẹ có biết khi nào có tim thai? Ở lần siêu âm thứ mấy?

Được nghe nhịp tim của bé yêu là một cột mốc thú vị cho những ai lần đầu làm cha mẹ. Nhịp tim của bé có thể được phát hiện sớm bằng siêu âm đầu dò từ 5,5 đến 6 tuần sau mang thai. Đó là khi cực bào thai, dấu hiệu đầu tiên cho thấy phôi thai đang phát triển, có thể đã xuất hiện.

Tuy nhiên phải tới khi thai nhi được 6,5 đến 7 tuần, tim thai mới rõ ràng. Đó là khi bác sĩ lên lịch siêu âm lần đầu để kiểm tra các dấu hiệu của một thai kỳ khỏe mạnh.

Mẹ bầu sẽ được kiểm tra những gì vào lần khám thai đầu tiên?

Sau khi thử thai dương tính, bác sĩ có thể khuyên bạn nên lên lịch khám siêu âm thai kỳ sớm khoảng 7 đến 8 tuần mang thai.

Tuy nhiên bác sĩ có thể đề nghị siêu âm sớm nhất là 6 tuần nếu mẹ bầu:

  • Có tình trạng bệnh lý trước đó
  • Đã từng bị sảy thai
  • Mang thai khó

Trong cuộc hẹn siêu âm đầu tiên, bác sĩ hoặc kỹ thuật viên siêu âm sẽ kiểm tra những điều sau đây:

  • Kiểm tra tình trạng thai, loại trừ trường hợp thai ngoài tử cung
  • Xác nhận nhịp tim của bé
  • Đo chiều dài từ đầu tới mông thai nhi và xác định tuổi thai
  • Đánh giá thai bất thường (nếu có)

Thai mấy tuần thì có tim thai?

Nhịp tim của thai nhi ở trong khoảng từ 90 – 110 nhịp mỗi phút (bpm) khi được 6 đến 7 tuần. Vào tuần thứ 9, nhịp tim của bé sẽ đạt 140 – 170 bpm.

Có thể mẹ không nghe thấy nhịp tim của bé trong lần siêu âm đầu tiên. Thông thường, lần siêu âm này còn quá sớm nên không thấy tim thai không có nghĩa thai nhi có vấn đề.

Bác sĩ có thể khuyên mẹ bầu lên lịch siêu âm khác 1 đến 2 tuần sau đó.

Các lý do khiến nhịp tim của bé không rõ bao gồm:

  • Có tử cung bị nghiêng
  • Mẹ có bụng lớn
  • Thai kỳ chưa đủ thời gian

Nếu không phát hiện nhịp tim, bác sĩ sẽ kiểm tra số đo của bé. Nếu thai nhi không có tim thai và có chiều dài lớn hơn 5mm bác sĩ sẽ cần theo dõi thêm.

Sau tuần thứ 6, chưa có túi thai là điều đáng lo. Bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm máu để xác nhận thai kỳ, hoặc yêu cầu mẹ bầu thực hiện một vài siêu âm khác nữa.

Những gì kỹ thuật được sử dụng để nghe nhịp tim của bé

Trong lần khám đầu tiên, bác sĩ hoặc kỹ thuật viên siêu âm sẽ sử dụng siêu âm đầu dò, hoặc siêu âm bụng 2D hoặc 3D.

Siêu âm qua âm đạo được sử dụng trong thời gian mang thai sớm để có được một hình ảnh rõ ràng của phôi thai. Siêu âm 3D cho phép bác sĩ nhìn rõ hơn chiều rộng, chiều cao và chiều sâu của thai nhi và các cơ quan bên trong bụng bầu.

Mẹ có thể nghe tim thai bằng tai không?

khi-nao-co-tim-thai1

Phát hiện tim thai bằng tai người rất khó, nếu không muốn nói là không thể. Nhưng một số người mẹ mong đợi họ có thể nghe nhịp tim của con mình qua bụng của họ. Điều này có thể xảy ra trong một căn phòng yên tĩnh vào tam cá nguyệt thứ hai hoặc thứ ba.

Hoặc mẹ có thể sử dụng máy nghe tim thai tại nhà để có thể nghe nhịp tim cả bé ở nhà. Nếu lo lắng về nhịp tim của bé, lựa chọn an toàn nhất là liên hệ với bác sĩ. Họ có thể lên kế hoạch kiểm tra siêu âm để đảm bảo nhịp tim của bé bình thường.

Tim thai thay đổi trong suốt thai kỳ

Trong suốt thai kỳ, trái tim của bé sẽ tiếp tục phát triển. Nhịp tim của thai nhi bắt đầu từ 90 đến 110 bpm trong những tuần đầu. Nó sẽ tăng lên và đạt mức cao nhất vào khoảng tuần thứ 9 đến 10, từ 140 đến 170 bpm.

Sau đó, nhịp tim thai bình thường được cân nhắc giữa 110 và 160 bpm trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba. Hãy ghi nhớ, nhịp tim của bé có thể thay đổi trong suốt thai kỳ và tại mỗi lần khám trước khi sinh.

Bác sĩ có thể lo lắng nếu nhịp tim của bé quá chậm, quá nhanh hoặc không đều. Trong một số trường hợp hiếm bé có thể bị bệnh tim.Đó là lý do tại sao bác sĩ sẽ theo dõi nhịp tim của bé trong mỗi cuộc hẹn.

Nếu bác sĩ của bạn có bất kỳ mối lo ngại nào về tim thai, họ có thể lên lịch siêu âm để kiểm tra thêm.

Lưu ý cho mẹ bầu

Bác sĩ sẽ theo dõi nhịp tim của bé trong mỗi lần khám trước sinh. Mẹ bầu có thể nghe nhịp tim của bé lần đầu tiên sau 6 tuần.

Nếu lo lắng về nhịp tim của con và vẫn thắc mắc về việc khi nào có tim thai, hãy nói chuyện với bác sĩ các mẹ nhé!

1 Comment

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Main Menu