Nhịp tim bà bầu bao nhiêu là bình thường?

nhip-tim-ba-bau-bao-nhieu-la-binh-thuong

Nhịp tim bà bầu trước khi mang thai 70 nhịp/ phút, kể từ tuần 12 trở đi khoảng 80- 90 nhịp/ phút là bình thường, tim đập nhanh hơn 100 nhịp/ phút là nhanh, mẹ cần nghỉ ngơi nhiều kết hợp yoga, đi bộ, vận động nhẹ để điều hòa nhịp tim, huyết áp. Bà bầu tim đập nhanh khó thở là hiện tượng thường gặp Khi có thai, nhịp tim thai thường tăng hơn so với bình thường.

Nhịp tim bà bầu bao nhiêu là bình thường?

Trước khi mang thai, nhịp tim của phụ nữ trung bình khoảng 70 nhịp mỗi phút. Đến tuần 12 thai kỳ, trái tim của mẹ sẽ đập nhanh hơn, khoảng 80-90 nhịp mỗi phút. Vì sao? Bởi khi mang thai, cơ thể mẹ đang tạo ra nhiều máu hơn để cung cấp cho thai nhi phát triển vì vậy trái tim cũng bận rộn hơn.

Bà bầu tim đập nhanh bao lâu?

Nếu bạn mang thai lần đầu tiên, em bé có thể chúc xuống khung chậu từ khoảng tuần thứ 36. Đây là lúc cảm giác khó thở hơn, trong khi thai nghén giảm bớt. Nếu bạn đây là lần thứ 2 hoặc 3, thai nhi có thể không chúc xuống ngay từ giai đoạn này. Nếu bạn có thời gian rảnh, bạn nên tập thể dục nhẹ nhàng để kiếm soát nhịp tim tốt hơn. Những bài tập thể dục được các bác sĩ khuyến kích: đi bộ nhẹ nhàng, thiền, yoga,..

Sau khi sinh, nồng độ hormone progesterone, đồng thời áp lực lên cơ hoành và tử cung biến mất, cảm giác tim đập nhanh, khó thở sẽ biến mất. Tuy nhiên, có thể phải mất một vài tháng để những thay đổi ở lồng ngực và hệ thống hô hấp trở lại bình thường như trước khi mang thai.

Tim đập nhanh, khó thở khi mang thai phải làm sao?

Để tránh, giảm khả năng loạn nhịp tim, khó thở, mẹ bầu không nên cố gắng lao động quá sức, lên xuống cầu thang cũng nên đi chầm chậm, nếu tim đập nhanh và khó thở khi đang đi trên đường thì dừng lại nghỉ ngơi.

Loạn nhịp tim và khó thở là một hiện tượng bình thường ở mẹ bầu, không phải là bệnh lý, chỉ là sự thay đổi sinh lý khi mang thai, không nên lo lắng và sốt ruột, chỉ cần chú ý hơn trong cuộc sống sinh hoạt là được.

Đến giai đoạn giữa và cuối thai kỳ, phải đặc biệt chú ý đến nghỉ ngơi, không làm việc nặng, không nên hoạt động mạnh, điều này có lợi cho việc bảo vệ tim phổi, cũng có thể giảm nhẹ được hiện tượng loạn nhịp tim và khó thở.

Nếu mẹ bầu có những biểu hiện tim đập nhanh và khó thở rõ rệt, thì trước tiên phải đến bệnh viện khám xem tim hoặc huyết áp có vấn đề gì không, để bảo vệ sức khỏe tốt hơn.

Tim đập nhanh, khó thở khi mang thai là hiện tượng thường gặp khi mới mang thai, thai lớn vào những tháng cuối, mẹ đừng quá lo lắng nhé.

Bà bầu tim đập nhanh khó thở là hiện tượng thường gặp

Khi có thai, nhịp tim thai thường tăng hơn so với bình thường. Thông thường sẽ tăng từ tuần thứ 10. Trong cuối thai kỳ, nhịp tim có thể tăng hơn trước mỗi phút 10 nhịp, đồng thời lượng máu qua tim cũng tăng lên. Người ta ước tính, từ tuần thai nghén thứ 25 trở đi, lượng máu qua tim có thể tăng từ 30 – 50%. Trong giai đoạn này, mỗi ngày trái tim của bạn cần lọc thêm 2.160 – 3.600 lít, tương đương với khoảng 2 – 4 tấn. Trái tim phải hoạt động nhiều hơn, dẫn tới tình trạng tim đập nhanh hơn. Nếu nhịp tim của vợ bạn trên 100 lần phút là cao hơn so với nhịp tim người bình thường.

nhip-tim-ba-bau

Tim đập nhanh do hormone thay đổi

Trong giai đoạn mang thai, Hormone progesterone bắt đầu gia tăng rất mạnh. Sự gia tăng này hoàn toàn bình thường, không gây nguy hại cho sức khỏe của mẹ và thai nhi. Nhưng sự gia tăng của hormone này cũng là nguyên nhân gây tim đập nhanh. Bà bầu sẽ cảm thấy như đang phải nỗ lực rất nhiều để có thể thở sâu, thoải mái được.

Tim đập nhanh do máu lưu thông nhiều hơn

Trong thời kỳ mang thai, lượng máu của mẹ bầu tăng cao hơn so với người bình thường. Để đưa máu đi khắp cơ thể, tim phải hoạt động với công suất cao hơn. Bên cạnh đó, sự to ra của tử cung, chèn ép vào tim và phổi càng làm tăng gánh nặng cho tim. Điều này khiến bà bầu tim đập nhanh hơn so với những người bình thường.

Tim đập nhanh do sự phát triển của tử cung

Như đã nói ở trên, sự phát triển của tử cung cũng là nguyên nhân gây bà bầu tim đập nhanh. Khi mang thai, tử cung của bạn sẽ lớn dần lên để thích nghi với sự phát triển của thai nhi. Khi thai nhi càng lớn, nó có thể ép ngược lại phía dưới cơ hoành của bạn. Cơ hoành là một cơ quan trong cơ thể, hoạt động kết hợp với phổi, giúp đưa không khí vào phổi. Khi mẹ mang thai, hoạt động của cơ hoành sẽ bị hạn chế, gây khó thở, tim đập nhanh cho mẹ bầu. Trong một số trường hợp, thai nhi khỏe, đạp quá mạnh, khiến cho tử cung ép chặt lây cơ hoành làm cho thai phụ có thể bị ngất do thiếu không khí.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Main Menu