Thực đơn cho trẻ suy dinh dưỡng 1 – 7 tuổi chuẩn WHO

Trẻ em suy dinh dưỡng nên ăn gì

Suy dinh dưỡng thấp còi là tình trạng trẻ có cân nặng và chiều cao tương ứng với độ tuổi thấp hơn cân nặng và chiều cao chuẩn. Suy dinh dưỡng thấp còi thường xảy ra với trẻ từ 0 – 7 tuổi, do quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ không đạt yêu cầu chất lượng. Vậy làm sao để biết trẻ có bị suy dinh dưỡng hay không? Trẻ em suy dinh dưỡng nên ăn gì? Nếu mẹ chưa có câu trả lời thì hãy đọc bài viết dưới đây nhé, sieuthihanguc sẽ giải đáp thắc mắc của các mẹ và liệt kê một số thực đơn dinh dưỡng cho trẻ – thực đơn cho trẻ suy dinh dưỡng 7 tuổi.

Làm sao để biết trẻ có bị suy dinh dưỡng hay không?

Để kiểm tra bé có bị suy dinh dưỡng hay không mẹ có thể dựa vào biểu đồ tăng trưởng của trẻ em Việt Nam theo từng độ tuổi ( WHO) hoặc dùng app biểu đồ tăng trưởng của bé.

Biểu đồ tăng trưởng của trẻ em Việt Nam

Cách đơn giản nhất để biết được trẻ phát triển bình thường hay bị suy dinh dưỡng đó là cân và đo chiều cao cho trẻ đều đặn hằng tháng và so sánh với đường cong tăng trưởng như dưới đây.

Biểu đồ tăng trưởng chiều cao của bé gái – bé trai từ 0 đến 2 tuổi

BÉ TRAI THÁNG TUỔI BÉ GÁI
CÂN NẶNG (kg) CHIỀU CAO CÂN NẶNG (kg) CHIỀU CAO
-2SD TB 2SD -2SD TB 2SD -2SD TB 2SD -2SD TB 2SD
2.5 3.3 4.4 46.1 49.9 53.7 Sơ sinh 2.4 3.2 4.3 45.4 49.1 52.9
3.4 4.5 5.8 50.8 54.7 58.6 1 tháng 3.2 4.2 5.5 49.8 53.7 58.6
4.3 5.6 7.1 54.4 58.4 62.4 2 tháng 3.9 5.1 6.6 53.0 57.1 61.1
5.0 6.4 8.0 57.3 61.4 65.4 3 tháng 4.5 5.8 7.5 55.6 59.8 64.0
5.6 7.0 8.7 59.7 63.9 68.0 4 tháng 5.0 6.4 8.2 57.8 62.1 66.4
6.0 7.5 9.3 61.7 65.9 70.1 5 tháng 5.4 6.9 8.8 59.6 64.0 68.5
6.4 7.9 9.8 63.3 67.6 71.9 6 tháng 5.7 7.3 9.3 61.2 65.7 70.3
6.7 8.3 10.3 64.8 69.2 73.5 7 tháng 6.0 7.6 9.8 62.7 67.3 71.9
6.9 8.6 10.7 66.2 70.6 75.0 8 tháng 6.3 7.9 10.2 64.0 68.7 73.5
7.1 8.9 11.0 67.5 72.0 76.5 9 tháng 6.5 8.2 10.5 65.3 70.1 75.0
7.4 9.2 11.4 68.7 73.3 77.9 10 tháng 6.7 8.5 10.9 66.5 71.5 76.4
7.6 9.4 11.7 69.9 74.5 79.2 11 tháng 6.9 8.7 11.2 67.7 72.8 77.8
7.7 9.6 12.0 71.0 75.7 80.5 12 tháng 7.0 8.9 11.5 68.9 74.0 79.2
8.3 10.3 12.8 74.1 79.1 84.2 15 tháng 7.6 9.6 12.4 72.0 77.5 83.0
8.8 10.9 13.7 76.9 82.3 87.7 18 tháng 8.1 10.2 13.2 74.9 80.7 86.5
9.2 11.5 14.5 79.4 85.1 90.9 21 tháng 8.6 10.9 14.0 77.5 83.7 89.8
9.7 12.2 15.3 81.0 87.1 93.2 24 tháng 9.0 11.5 14.8 80.0 86.4 92.9

Cách nhận xét biểu đồ tăng trưởng của trẻ

Bảng trên được đưa ra dựa trên tổng hợp từ biểu đồ tăng trưởng của WHO (cho trẻ dưới 5 tuổi) và biểu đồ tăng trưởng trẻ 2 – 19 tuổi của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh tật (CDC) phát hành. Bảng gồm các cột bố mẹ cần lưu ý là “Bé trai“, “Bé gái“, “Cân nặng“, “Chiều cao“, “Tháng tuổi“. Hướng dẫn cách đọc các chú thích:

  • TB là trẻ đạt chuẩn chiều cao, cân nặng trung bình.
  • Nhỏ hơn -2SD là trẻ có nguy cơ mắc bệnh thấp còi, hoặc suy dinh dưỡng dạng thiếu cân.
  • Lớn hơn +2SD là trẻ có nguy cơ béo phì, thừa cân, hoặc chiều cao tăng bất thường.
  • Tùy thể trạng, giới tính của bé mà các chỉ số này có thể khác nhau, do đó, để sử dụng bảng khoa học, chính xác nhất, hãy nhờ đến bác sĩ Nhi khoa để được hướng dẫn chi tiết.

Biểu đồ tăng trưởng của trẻ mầm non

BÉ TRAI THÁNG TUỔI BÉ GÁI
CÂN NẶNG (kg) CHIỀU CAO CÂN NẶNG (kg) CHIỀU CAO
-2SD TB 2SD -2SD TB 2SD -2SD TB 2SD -2SD TB 2SD
10.5 13.3 16.9 85.1 91.9 98.7 2.5 tuổi 10.0 12.7 16.5 83.6 90.7 97.7
11.3 14.3 18.3 88.7 96.1 103.5 3 tuổi 10.8 13.9 18.1 87.4 95.1 102.7
12.0 15.3 19.7 91.9 99.9 107.8 3.5 tuổi 11.6 15.0 19.8 90.9 99.0 107.2
12.7 16.3 21.2 94.9 103.3 111.7 4 tuổi 12.3 16.1 21.5 94.1 102.7 111.3
13.4 17.3 22.7 97.8 106.7 115.5 4.5 tuổi 13.0 17.2 23.2 97.1 106.2 115.2
14.1 18.3 24.2 100.7 110.0 119.2 5 tuổi 13.7 18.2 24.9 99.9 109.4 118.9

Biểu đồ tăng trưởng của trẻ trên 5 tuổi

BÉ TRAI THÁNG TUỔI BÉ GÁI
CÂN NẶNG (kg) CHIỀU CAO CÂN NẶNG (kg) CHIỀU CAO
-2SD TB 2SD -2SD TB 2SD -2SD TB 2SD -2SD TB 2SD
15.0 19.4 25.5 103.4 112.9 122.4 5.5 tuổi 14.6 19.1 26.2 102.3 112.2 122.0
15.9 20.5 37.2 106.1 116.0 125.8 6 tuổi 15.3 20.2 27.8 104.9 115.1 125.4
16.8 21.7 38.9 108.7 118.9 129.1 6.5 tuổi 16.0 21.2 29.6 107.4 118.0 128.6
17.7 22.9 30.7 111.2 121.7 132.3 7 tuổi 16.8 22.4 31.4 109.9 120.8 131.7
18.6 24.1 32.6 113.6 124.5 135.5 7.5 tuổi 17.6 23.6 33.5 112.4 123.7 134.9
19.5 25.4 34.7 116.0 127.3 138.6 8 tuổi 18.6 25.0 35.8 115.0 126.6 138.2
20.4 26.7 37.0 118.3 129.9 141.6 8.5 tuổi 19.6 26.6 38.3 117.6 129.5 141.4
21.3 28.1 39.4 120.5 132.6 144.6 9 tuổi 20.0 28.2 41.0 120.3 132.5 144.7
22.2 29.6 42.1 122.8 135.2 147.6 9.5 tuổi 20.8 30.8 42.8 123.0 135.5 148.1
23.2 31.2 45.0 125.0 137.8 150.5 10 tuổi 23.3 31.9 46.9 125.8 138.6 151.4

11 app biểu đồ tăng trưởng của bé

11 app theo dõi bé, nuôi con cho bố mẹ tốt nhất trên Android, iOS:

  1. Phát triển bé
  2. Sổ tiêm chủng gia đình
  3. Bé Yêu
  4. Theo dõi bé yêu: nhật ký mẹ
  5. Baby Daybook
  6. TheAsianparent: Mang thai và nuôi con khỏe mạnh
  7. Bé của mẹ – Cẩm nang làm mẹ
  8. Baby Tracker
  9. Con Yêu – Kiến Thức Làm Cha Mẹ
  10. My Pregnancy
  11. Pregnancy Tracker Week by Week

Trẻ em suy dinh dưỡng nên ăn gì?

Nguyên tắc chung trong một bữa ăn cho trẻ suy dinh dưỡng là cố gắng làm tăng năng lượng và tăng chất dinh dưỡng trong bữa ăn cho trẻ, tùy theo lứa tuổi và mức độ dung nạp của trẻ.

Giải pháp cho bé suy dinh dưỡng

Trong quá trình chăm sóc bé suy dinh dưỡng bắt kịp đà tăng trưởng, mẹ cần tuân thủ những nguyên tắc dinh dưỡng chung như sau:

Trẻ em suy dinh dưỡng nên ăn gì

  1. Ưu tiên các thức ăn chứa nhiều chất đạm : Thịt, cá, tôm, cua, trứng, sữa, đậu các loại, thịt gà, con hàu…, vì thiếu kẽm là một trong những nguyên nhân gây chậm phát triển chiều cao ở bé.
  2. Tích cực cho bé ăn nhiều rau xanh, quả chín cung cấp nhiều vi chất dinh dưỡng. Đồng thời phòng ngừa táo bón giúp bé hấp thu tốt các vi chất như: canxi, sắt, kẽm… để phát triển tốt chiều cao.
  3. Duy trì 3 bữa chính và 2 – 3 bữa phụ/ ngày. Đảm bảo đủ 4 nhóm chất thực phẩm trong các bữa chính: nhóm bột đường (cơm, bún, phở, mì, nui…), nhóm đạm (thịt, cá, trứng, tôm, cua, lươn, đậu…), nhóm chất béo (dầu, mỡ), nhóm vitamin và khoáng chất (rau củ, trái cây). Bữa phụ có thể là sữa, sữa chua, pho mai,…
  4. Mẹ nên khéo léo để bé “hợp tác” với bữa ăn mà không có cảm giác sợ sệt. Đa dạng các món ăn, thiết kế màu sắc và ngon lành, bé sẽ thích thú ăn hơn.
  5. Nếu cần, mẹ hãy hỏi ý kiến bác sĩ về việc bổ sung các vi chất dinh dưỡng như vitamin D, vitamin A, canxi, kẽm, sắt dưới dạng thuốc. Đặc biệt nên bổ sung lợi khuẩn đường ruột cho bé nếu bé bị ốm biếng ăn.

Tham khảo : Cách bổ sung lợi khuẩn đường ruột hiệu quả

Thực đơn cho trẻ suy dinh dưỡng 1 – 7 tuổi

Các mẹ có thể tham khảo và áp dụng một số thực đơn sau để phục hồi trẻ suy dinh dưỡng tại nhà:

Giai đoạn bào thai

Trong thời gian mang thai, dinh dưỡng từ mẹ sẽ truyền sang con vì thế người mẹ cần bổ sung đầy đủ các dưỡng chất, các loại vitamin cần thiết cho cơ thể.

dinh dưỡng giai đoạn bào thai

  • Mẹ bầu cần uống sắt, acid folic và canxi
  • Bổ sung đầy đủ năng lượng, protein trong bữa ăn hàng ngày.
  • Ăn nhiều ngũ cốc, tôm, cua, các chế phẩm từ sữa,… để bổ sung canxi.
  • Trong thời gian cho con bú, người mẹ cần tiếp tục ăn uống đầy đủ, uống các loại vitamin, sắt, canxi,…

Trẻ dưới 6 tháng

Bú sữa mẹ theo nhu cầu của trẻ. Chú ý chăm sóc dinh dưỡng cho Bà mẹ để mẹ có đủ sữa nuôi con (Bà mẹ cần ăn đủ, ngủ tốt, làm việc nhẹ nhàng). Trường hợp mẹ không đủ sữa mà phải dùng các sản phẩm thay thế sữa mẹ thì phải có chỉ định của Bác sĩ.

Trẻ từ 6 – 12 tháng

Cho trẻ ăn nước cháo xay trộn sữa như trên nhưng tăng thêm lượng thịt, gạo và rau củ, trường hợp trẻ không thích ăn cháo trộn sữa thì dùng sữa cao năng lượng pha với nước sôi để ấm theo hướng dẫn mỗi ngày uống 500ml và cho ăn bột hoặc cháo xay 3 -4 bữa/ngày, trẻ ăn ít có thể tăng số bữa lên, dùng nước giá đậu xanh để làm lỏng thức ăn: 10g giá đậu xanh/10g bột (giá đậu xanh giã nhỏ lọc lấy nước nấu bột).

chế độ dinh dưỡng Trẻ từ 6 – 12 tháng

Trẻ 13 -24 tháng

6h 150 – 200ml sữa cao năng lượng
 Cháo thịt + rau: 200ml (1 bát ăn cơm)
7h:  Sữa cao năng lượng: 200ml
30g (1 nắm tay)
11h: Cơm nát + thịt (cá, trứng, tôm…) + canh rau.
50g (hoặc cá, tôm, cua: 50g, trứng gà: 1 quả)
Cơm: 2 lưng bát (70g gạo), thịt: 50g (hoặc trứng: 1 quả), rau: 100g, dầu (mỡ): 5g
14h: Cháo + thịt + rau + dầu: 200ml; 20g (2 thìa cà phê)
Gạo tẻ: 30g (1 nắm tay), thịt nạc: 50g (hoặc cá, tôm, cua: 50g, trứng gà: 1 quả), dầu: 10ml (2 thìa cà phê), rau xanh: 20g (2 thìa cà phê).
17h:  Cơm nát + trứng (thịt, cá, tôm…) + canh rau;
Chuối tiêu: 1 quả hoặc đu đủ 1 miếng
20h: Hỗn hợp bột dinh dưỡng: 200ml, hoặc súp: khoai tây thịt + rau + dầu (mỡ): 1 bát con.
Cháo thịt (cá, tôm, trứng) + rau + dầu

Nếu trẻ đang bú mẹ vẫn phải tiếp tục cho bú và thời gian cho bú kéo dài từ 18 – 24 tháng. Khi cai sữa vẫn nên cho trẻ ăn thêm sữa bò hoặc sữa đậu nành.

Trẻ 25 – 36 tháng

7h: Sữa cao năng lượng: 200ml
11h: Cơm nát + thịt (cá, trứng, tôm…) + canh rau.
Cơm 2 lưng bát (70g gạo), thịt: 50g (hoặc trứng: 1 quả), rau: 100g, dầu (mỡ): 5g
14h: Cháo + thịt + rau + dầu: 200ml
Gạo tẻ: 30g (1 nắm tay), thịt nạc: 50g (hoặc cá, tôm, cua: 50g, trứng gà: 1 quả), dầu: 10ml (2 thìa cà phê), rau xanh: 20g (2 thìa cà phê).
17h:  Cơm nát + trứng (thịt, cá, tôm…) + canh rau
20h: Hỗn hợp bột dinh dưỡng: 200ml, hoặc súp: khoai tây thịt + rau + dầu (mỡ): 1 bát con.
Súp khoai tây gồm có khoai tây: 100g (1 củ to), thịt (gà, bò, lợn): 50g, bắp cải: 50g, dầu (mỡ): 1 thìa cà phê.
Ăn thêm các loại quả chín theo nhu cầu của trẻ.

Thực đơn cho trẻ suy dinh dưỡng 3 tuổi

Với bé 3 tuổi, bên cạnh nhu cầu năng lượng cho chuyển hóa còn cần năng lượng cho sự tăng trưởng. Vì vậy, chế độ ăn phải đáp ứng đủ năng lượng và cân đối các chất dinh dưỡng cần thiết. Tỷ lệ các chất sinh năng lượng (chất bột đường, chất đạm, chất béo) thay đổi theo giới tính và tình trạng sức khỏe của từng trẻ.

Số bữa ăn của bé 3 tuổi thường nhiều hơn, khoảng 4 – 5 bữa/ngày để thuận lợi cho việc tiêu hóa hấp thu chất dinh dưỡng. Sau đây là một số thực đơn gợi ý cho bé 3 tuổi giúp tăng cân nhanh, bố mẹ nên luân phiên đổi món để bé ăn ngon hơn.

Thực đơn cho trẻ suy dinh dưỡng 3 tuổi

Mẹ có thể tham khảo : tháp dinh dưỡng chuẩn viện dinh dưỡng

Thực đơn cho trẻ suy dinh dưỡng 5 tuổi –  7 tuổi

Mỗi ngày bé cần ăn đủ 3 bữa chính và từ 2 bữa phụ trở lên. Trong bữa ăn, thực đơn cần phải đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng bao gồm đạm, sắt, kẽm, iot, selen, vitamin A, DHA, ARA, choline,.. Các món ăn trong bữa phụ cũng cần phải giàu dinh dưỡng, nhưng dễ tiêu hoá hoặc kích thích tiêu hoá để bé không cảm thấy no hay chán ăn vào bữa chính. Bạn có thể cho bé ăn các thực phẩm tốt cho hệ tiêu hoá của bé như váng sữa, sữa chua, sữa bột dinh dưỡng, trái cây, bánh trứng,…

Bên cạnh đó, việc bổ sung dầu cá hồi hoặc dầu thực vật trong quá trình nấu nướng còn giúp cho sự phát triển não bộ của bé được tốt hơn. Nên thêm từ 2 thìa dầu ăn như dầu oliu, dầu gấc, dầu cá hồi, dầu mè vào mỗi món ăn của bé để giúp bé tăng cường hấp thu vitamin và thu nạp nhiều chất béo lành mạnh.

thực đơn cho trẻ suy dinh dưỡng 5 tuổi

Ngoài ra, mẹ cũng nên bổ sung thêm sữa vào thực đơn cho bé suy dinh dưỡng.

THAM KHẢO 16 LOẠI SỮA TỐT CHO TRẺ SUY DINH DƯỠNG

1 Comment

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Main Menu