Top 4 hậu quả khi cho bé uống sữa bột bị vón cục

sữa bột bị vón cục

Hiện nay có một số sữa bột chưa hết hạn sử dụng nhưng khi mở hộp lại bị vón cục sữa lại làm nhiều người lo lắng không biết có nên sử dụng cho trẻ hay không? Uống vào có ảnh hưởng gì đến sức khỏe không? Bài viết dưới đây sẽ giúp các mẹ tìm hiểu nhiều hơn các tác hại khi cho trẻ uống sữa bị vón cục.

Sữa bột bị vón cục có phải đã hết hạn không?

Không thể phủ nhận vai trò của sữa bột với các bé, đặc biệt là bé không được bú sữa mẹ.

Tại sao sữa bột bị vón cục?

Sữa bị vón cục và không tan hết khi pha có thể do nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan.

sữa bột bị vón cục & sữa bột không tan hết

Nguyên nhân khách quan đến từ chất lượng sữa bột mà mẹ mua cho bé

Với các loại sữa kém chất lượng, sữa bị ẩm, sữa quá hạn mẹ sẽ gặp ngay tình trạng sữa bị vón cục trong bình. Dù có lắc thế nào cũng không tan hết. Thông thường, các mẹ mua sữa hộp giấy thay cho sữa hộp thiếc để tiết kiệm được đôi chút hoặc được tặng khuyến mại. Nhưng sữa bột trong hộp giấy hay bị vón cục hơn trong hộp thiếc.

Hiện nay trên thị trường cũng có rất nhiều sữa giả, mẹ cần cẩn trọng với các loại sữa giả này. Nếu thấy hiện tượng sữa vón cục nhiều, không tan thì mẹ không nên cho bé uống nhé!

Nguyên nhân khách quan đến từ cách pha sữa cũng khiến mẹ gặp tình trạng tương tự

Theo khuyến cáo, mẹ nên pha sữa cho bé ở nhiệt độ tương đương 40 độ C. Đây là nhiệt độ lý tưởng để bảo tồn toàn bộ chất dinh dưỡng trong sữa cũng như giữ cho sữa không bị vón cục mà vẫn tan hết. Khi nước pha sữa quá nóng hoặc quá lạnh sẽ gây tình trạng vón cục mẹ nhé!

Chỉ cần chú ý một chút, mẹ sẽ không còn gặp phải tình trạng sữa vón cục, không tan hết khi pha sữa bột cho con nữa.

Uống sữa bột bị vón cục có sao không?

Theo khuyến cáo ghi trên bao bì sữa, chỉ nên sử dụng sữa trong vòng 1 tháng sau khi mở nắp. Đừng nghĩ đơn giản là sữa chỉ bị ẩm và vón cục. Độ ẩm của sản phẩm sữa bột là chỉ tiêu cực kỳ quan trọng để đảm bảo vệ sinh an toàn. Với độ ẩm đạt yêu cầu, cảm quan là sữa tơi, mịn, vi sinh vật không thể phát triển.

Vi khuẩn, nấm men và nấm mốc cần có nước. Nên khi độ ẩm vượt ngưỡng, đến mức sữa vón thành cục rồi. Vi sinh vật sẽ tha hồ phát triển, đánh chén dinh dưỡng béo bở của sữa và thải ra độc tố. Các mẹ cho con ăn loại sữa này dễ bị nhiễm độc. Điển hình như:

Tiêu chảy

Tiêu chảy là một triệu chứng phổ biến khi ăn các thực phẩm đã hư hỏng hoặc hết hạn gây ra. Và nếu không được kiểm soát và xử lý thích hợp. Tiêu chảy có thể xảy ra gần như ngay lập tức với bé sau khi ăn phải sữa đã bị hỏng.

Co thắt dạ dày

Co thắt dạ dày có thể gây những cơn đau dạ dày cho trẻ. Những cơn đau này được phát triển như là một trong những triệu chứng đầu tiên báo hiệu sẽ có một căn bệnh do thực phẩm gây ra. Chúng có thể là kết quả của việc bé uống sữa hỏng, bị vón cục đã hết hạn.

Dạ dày của bé cũng có những cách để thông báo nếu bé ăn phải thực phẩm đã hỏng. Chúng có thể gây ra các cơn co thắt dạ dày, sôi bụng, đầy bụng. Vì thế, nếu con bạn bị đau bụng nghiêm trọng sau khi uống phải sữa đã hết hạn, bạn phải cho con đi thăm khám bác sĩ sớm.

Nôn mửa

Trẻ bị nôn mửa thường sẽ đi kèm với tình trạng đau bụng hoặc tiêu chảy. Bởi vì khi uống phải sữa hỏng đã bị vón cục, như với bất kỳ thực phẩm nào. Cơ thể bạn sẽ cố gắng để trục xuất và đào thải thực phẩm xấu này theo cách này hay cách khác ra ngoài cơ thể.

Ngộ độc thực phẩm

Vì hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt nên khi ăn phải thức ăn, đồ uống bị nhiễm khuẩn hoặc độc tố của vi khuẩn thường. Dẫn đến tình trạng tiêu chảy, nôn mửa, nguy hiểm hơn nữa có thể gây ngộ độc cho trẻ.

Khi bị ngộ độc trẻ có thể bị nôn liên tục hoặc vài lần trong ngày. Tiêu chảy, đau bụng dữ dội, đau quặn bụng thường xảy ra trước lúc đi ngoài. Tùy theo tác nhân gây ngộ độc mà triệu chứng của bệnh nặng hay nhẹ.

Khi trẻ bị nôn nhiều thường dẫn đến tình trạng rối loạn nước và chất điện giải. Sốt, đi ngoài phân nhày máu là những dấu hiệu nhiễm khuẩn gây tổn thương ruột. Hơn nữa, trẻ bị ngộ độc thực phẩm có thể biểu hiện nhiễm trùng toàn thân gây nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não…

Có nên dùng sữa bột bị vón cục không?

Theo lời khuyên của bác sỹ Lê Thị Hải – Viện Dinh dưỡng Quốc gia. Nếu sau thời gian mở hộp một tháng, nếu sữa bị vón cục, cả mẹ và con đều không nên uống. Còn nếu sữa không bị vón cục, mùi vị thơm ngon, vẫn tơi mịn. Được cất giữ bảo quản sạch sẽ, mẹ có thể uống hộ con, không nên bỏ đi lãng phí.

Sữa bột quên đậy nắp có bị vón cục không?

Sữa bột ngon khi mở nắp ra sẽ tỏa mùi thơm mát dễ chịu, bột sữa mềm mịn và có màu vàng nhạt. Sữa bột kém chất lượng sẽ gây mùi hương không dễ chịu, bột bị vón cục và có màu lạ. … Với lượng sữa còn lại trong hộp lớn, bạn nên đậy nắp kín, tránh gây ẩm bột sữa.

Cách pha sữa & bảo quản sữa bột đúng cách

Cách pha sữa không bị vón cục

Một số loại sữa bột công thức trên thị trường hiện nay dễ bị vón cục khi pha. Chứ không phải bị vón cục trước khi pha.

Cách pha sữa không bị vón cục

  • Pha sữa vào bình cổ rộng, chuẩn bị sẵn một thìa cán dài. Chuẩn bị lượng nước vừa đủ. Khi cho sữa vào, dùng thìa khuấy ngay, sữa sẽ không bị vón cục. Lấy độ ấm và nhiệt độ của nước tùy thuộc theo từng loại sữa, được ghi trên bao bì thì không bao giờ sợ sữa bị vón cục.
  • Các mẹ cũng chú ý tới núm ti xem có bị tắc không nhé. Sữa bị sánh đặc, bịt kín đầu ti, khiến bé không mút được sữa dễ dẫn tới việc bé chán, không muốn ăn nữa.

Pha sữa bột cho nước trước hay sữa trước?

Để pha sữa bột đúng cách, ban đầu, bạn cho nước vào đầu tiên, sau đó mới đến sữa. Bởi vì nếu bạn cho sữa bột vào trước, sữa sẽ chiếm thể tích của nước, gây ra sự mất cân bằng trong tỷ lệ. Sữa được pha quá đặc làm ảnh hưởng đến sự hấp thụ chất dinh dưỡng của trẻ.

Pha sữa bột với nước bao nhiêu độ?

  • Nếu pha sữa với nước nóng. Nhiệt độ quá cao của nước sẽ khiến cho các thành phần dinh dưỡng của sữa dễ dàng bị tiêu hủy. Không còn đảm bảo cung cấp cho cơ thể. Điều này vô tình làm giảm chất lượng sữa một cách đáng tiếc.
  • Nếu pha sữa với nước lạnh thì sữa sẽ khó tan. Không chỉ như vậy, nhiệt độ lạnh sẽ khiến các men trong hệ tiêu hóa non nớt của trẻ không hoạt động tốt. Ngoài ra, do trẻ có các cữ bú sữa mẹ với nhiệt độ tương tự thân nhiệt. Trong khi nguồn sữa công thức lại có nhiệt độ thấp hơn, trẻ sẽ khó chịu, quấy khóc không chịu bú.

Pha sữa với nước ấm tốt nhất là nước từ 40 đến 50oC. Theo các chuyên gia dih dưỡng thì mẹ nên dùng một ly nước đun sôi. Và đặt trong một thau nước lạnh để nguội dần dùng pha sữa cho bé ngay sau đó. Bởi lẽ nước dùng pha sữa tốt nhất không được để nguội trong nhiệt độ phòng quá 2h. Sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng cho trẻ.

Pha sữa bột để được bao lâu?

Sữa bột sau khi con uống xong, mẹ nên uống luôn, không nên để con phải uống sữa thừa trong ngày. Chẳng tiết kiệm được bao nhiêu, con lại dễ bị tiêu chảy. Các loại bình ủ sữa hiện nay thông thường chỉ ủ và giữ nóng được 1 giờ đồng hồ mà thôi.

Tham khảo : Cách pha sữa bột đúng cách

Cách bảo quản sữa bột đã mở nắp

Sữa bột nếu không được bảo quản đúng cách. Thì có bổ dưỡng đến đâu cũng sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ khi sử dụng. Ngay khi mở hộp sữa phải chú ý quan sát màu sắc của bột sữa cũng như hương vị của nó. Sữa bột ngon khi mở nắp sẽ tỏa ra mùi thơm mát dễ chịu, bột sữa mềm mịn và có màu vàng nhạt. Sữa bột kém chất lượng sẽ không thể cho được những điều này. Có thể là mùi hương không dễ chịu, bột bị vón cục và có màu lạ.

Cách bảo quản sữa bột đã mở nắp

Dưới đây là cách bảo quản sữa hộp đã mở nắp đúng cách mà các mẹ nên chú ý:

Bảo quản sữa bột ở nơi khô ráo

Tránh để sữa bột ở những nơi quá ẩm thấp hoặc ánh nắng mặt trời trực tiếp chiếu vào. Không để trong tủ đông hoặc nơi có nguồn nhiệt cao như bếp nấu ăn. Thành phần và dinh dưỡng trong một hộp sữa bột có thể suy giảm nếu không được bảo quản ở môi trường thích hợp. Kể cả những hộp sữa bột chưa mở nắp, các mẹ hãy cất giữ ở nơi khô ráo và thoáng mát nhé. Vị trí thích hợp để ất hộp sữa là nơi khô thoáng có nhiệt độ phòng dưới 25 độ C.

Luôn đóng chặt nắp hộp sữa khi không sử dụng

Bạn cần đậy kín nắp sau khi mở và sử dụng để hạn chế bụi bẩn, không khí, hơi nước, côn trùng… rơi vào hộp các loại sữa bột trẻ em. Nếu để hở nắp, bột sữa tiếp xúc với không khí bên ngoài trong thời gian quá lâu. Có thể khiến sữa bột tốt trở nên kém chất lượng, vi khuẩn hại xâm nhập… ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của trẻ nhỏ. Tránh mở nắp hộp nhiều khi mẹ không pha sữa bột cho con uống.

Có nên bảo quản sữa bột trong tủ lạnh?

Để sữa bột trong tủ lạnh là cách bảo quản sai lầm vì môi trường trong tủ lạnh thường ẩm ướt mà sữa bột lại rất dễ hút ẩm. Nếu bảo quản sữa bột trong tủ lạnh lâu sẽ khiến sữa của bé bị ẩm mốc. Hơn nữa còn làm cho sữa bị vón cục, biến chất, mất đi hiệu quả sử dụng. Vì vậy, dù là trong mùa hè nóng, mẹ chỉ cần để sữa ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp là được.

Chia nhỏ lượng sữa bột nếu mua hộp lớn

Với những hộp sữa bột có trọng lượng từ 900 gram trở lên. Bạn nên chuẩn bị chiếc hộp nhỏ hơn, san bớt một phần sữa bột đủ dùng khoảng 1 tuần, phần còn lại đậy nắp kín và để nơi khô ráo. Làm như vậy để tránh sữa bột bị hấp hơi và dễ bị ẩm khi mở – đóng hộp nhiều lần.

Cách bảo quản sữa bột đã pha

Nếu sữa bột cho trẻ em đã pha nhưng vì lý do nào đó mẹ không cho trẻ uống ngay được. Thì mẹ hãy đậy kín bình, hộp sữa rồi để trong ngăn mát tủ lạnh. Tuy nhiên, bảo quản sữa bột đã pha mẹ không nên để sữa trong ngăn đá. Vì việc này sẽ làm phân tách chất béo và protein trong sữa.

Cách bảo quản sữa bột đã pha

Tốt nhất là chỉ nên sử dụng trong vòng 24h sau khi pha với điều kiện bé chưa ăn dở. Hoặc uống dở và phải được bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Vì sữa để ngoài và đã tiếp xúc với miệng bé thì khả năng bị ôxi hóa, bị nhiễm khuẩn là rất cao.

Nên chọn mua sữa như thế nào?

Khi chọn mua các loại sữa đóng hộp trong cửa hàng, siêu thị. Mẹ phải quan sát kỹ xem hộp sữa có còn hạn sử dụng hay không. Hạn sử dụng dài hay ngắn để chọn mua phù hợp với kế hoạch sử dụng của bạn. Đừng mua sữa hạn sử dụng quá ngắn mà lại quên mất không dùng để tránh lãng phí.

Bạn cũng cần xem sữa mua là loại thanh trùng hay tiệt trùng vì hai loại này có cách dùng và thời gian bảo quản khác nhau.

Ngoài ra bạn còn phải quan sát kỹ xem hộp sữa có còn nguyên vẹn hay không, chỗ cắm ống hút có bị trầy xước không? Vỏ hộp sữa cần chắc chắn, không bị méo mó, bẹp rúm hoặc thủng lỗ.

Vì thế để đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh và tốt cho sức khỏe của bé. Các mẹ nên chọn những loại sữa chất lượng như sữa Aptamil Gold, sữa Aptamil Ensensi,..

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Main Menu