Cách bổ sung đầy đủ Glucid cho trẻ em hiệu quả

Ngoài các dưỡng chất cơ bản cần thiết cho cơ thể là Protein, Lipid, năng lượng & vitamin thì một dưỡng chất không thể thiếu đó là Glucid. Trong thực tế, Glucid còn được biết đến với một tên khác là Carbonhydrat. Nó chính là chất đường bột, có vị ngọt mang vai trò cung cấp năng lượng cho cơ thể. Hiện tại, Glucid được xem là một trong những sản phẩm quan trọng, cần thiết cho cuộc sống. Nếu không có Glucid, các tế bào sẽ không có năng lượng để hoạt động cũng như thực hiện những chức năng của mình. Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về dưỡng chất quan trọng này & cách bổ sung nhé!

Glucid là gì?

Glucid (carbohydrat) hay còn được biết đến là chất bột đường. Đây là hợp chất hữu cơ mang năng lượng, sản phẩm của quá trình quang hợp được tạo nên từ các nguyên tố C,H,O.  Loại chất này sẽ có vị ngọt ngọt và dạng chất xơ giúp cho việc cung cấp năng lượng được đầy đủ hơn trong quá trình cấu tạo tế bào mô hỗ trợ cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.

Glucid là gì

Ngoài ra còn góp phần hỗ trợ cho công cuộc phát triển bộ não và hệ thần kinh. Hiện nay chất glucid còn chứa trong các loại thực phẩm như trong sắn, ngũ cốc, gạo, trái cây,…

Vai trò của glucid

Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn có được hiểu biết về Glucid.

Đối với người trưởng thành

Chất đường bột trong cơ thể người lớn giúp cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động chức năng của tế bào. Khi đi vào cơ thể, chúng nhanh chóng chuyển hoá thành đường Glucose. Từ đó, giúp cơ thể có được nguồn cung cấp năng lượng để thực hiện các hoạt động sinh hoá. Trong trường hợp lượng Glucid lớn hơn nhu cầu thực tế, phần dư thừa sẽ được đưa vào dạng dự trữ là mỡ trong cơ thể.

Ngoài ra, ở người trưởng thành, các chất đường bột còn là một phần quan trọng cấu tạo nên mô, các tế bào. Nó cũng giữ vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ tăng cường chức năng của hệ tiêu hoá. Đồng thời, giúp đào thải những chất độc hại trong cơ thể nhờ lượng chất xơ dồi dào.

Đối với trẻ em là gì?

Ở trẻ nhỏ, việc sử dụng Glucid với lượng cần thiết là điều đặc biệt quan trọng. Bởi nó chính là nguồn cung cấp năng lượng cần thiết nhất dành cho các vận động hàng ngày của trẻ em. Đồng thời, điều khiển những cơ quan khác trong cơ thể.

vai trò của glucid

Một tác động đã được chứng minh của Glucid ở trẻ em cần được nhắc đến chính là giúp phát triển não bộ, hỗ trợ hệ thần kinh phát triển đồng đều cùng với thể chất.Khi sử dụng đầy đủ lượng Glucid cần thiết trong chế độ ăn, trẻ em sẽ có hoạt động thể chất, thần kinh hiệu quả nhất.

Sử dụng quá ít Glucid có sao không?

Như đã nói, Glucid có tác dụng trong việc cung cấp năng lượng cho cơ thể. Từ đó, đảm bảo mang lại năng lượng cần thiết để thực hiện những hoạt động thường ngày cả về thể chất lẫn trí não. Chính vì vậy, khi sử dụng quá ít Glucid sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, rệu rã. Điều này khiến cơ thể uể oải, không còn sức lực.

Hậu quả của việc sử dụng quá nhiều Glucid là gì?

Sử dụng ít Glucid có thể khiến cơ thể mệt mỏi, không thể thực hiện được những hoạt động thường ngày. Tuy nhiên, sử dụng quá nhiều  cũng gây nên nhiều vấn đề khác nhau.

  • Một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất của tình trạng sử dụng quá nhiều trong chế độ ăn thường ngày chính là béo phì. Nguyên nhân chính là do lượng Glucid dư thừa sẽ chuyển hoá thành mỡ để dự trữ năng lượng.
  • Ngoài ra, tiểu đường cũng là một trong những vấn đề có thể gặp phải ở người sử dụng lượng quá lớn. Khi dùng nhiều, nó sẽ khiến lượng đường trong máu tăng lên đột biến. từ đó, đẩy cơ thể vào tình trạng nguy hiểm với nhiều biến chứng khác nhau.

Phân loại

Các loại chất đường bột được phân thành 3 loại

phân loại glucid

Monosaccharid

Glucoza, Fructoza, Galactoza là các phân tử đơn giản nhất của Glucid, dễ hấp thu đồng hóa nhất. Khác nhau về hàm lượng và chủng loại, các thực phẩm động vật và thực vật đều có chứa các phân tử Glucid đơn giản này, tạo nên vị ngọt của thực phẩm.

Disaccharid

Saccaroza, Lactoza là các phân tử đường kép tiêu biểu. Các Disaccharid khi thủy phân cho 2 phân tử đường đơn. Disaccharid và Monosaccharid đều có vị ngọt. Nếu saccaroza có độ ngọt là 100 thì Fructoza có độ ngọt là 173, Lactoza là 16, Galactoza là 32 và Glucoza là 79.

Polysaccharid

Tinh bột(Amidon, Amilopectin), Glycogen, Xenluloza là các dạng phân tử Glucid lớn. Hàm lượng và chủng loại của các phân tử Glucid này rất khác nhau trong các loại thực phẩm. Chúng có ảnh hưởng lớn đến trạng thái và độ đồng hóa hấp thu của thực phẩm.

Nhu cầu Glucid

Người lớn

Về nhu cầu sử dụng chất glucid thì sẽ phụ thuộc vào sự tiêu hao năng lượng:

Thường thì những người chăm lao động thì thể lực càng tăng, kéo theo đó là nhu cầu  càng tăng và ngược lại.

Với tiêu chuẩn của glucid so với người ít lao động sẽ thấp hơn nhất là ở những người trung niên, người già.

Chính vì vậy mà lượng glucid dùng cho người trưởng được khuyến nghị như sau:

  • Trong khoảng từ 60 ->65% là số năng lượng được khấu phần
  • Trong đó glucid được phức hợp chiếm khoảng 70% năng lượng được cung cấp

Thế nên bạn cần chú ý hơn, tránh để tăng lượng glucid quá mức cho phép một số loại đường đơn hay đường đôi có trong khẩu phần người ít lao động, người già.

Trẻ em

Nhóm tuổi Nhu cầu Lipid ( g)
1 – 2 tuổi 30 – 40
3 – 5 tuổi 25 – 35
6 – 11 tuổi 20 – 30

Lưu ý, trong mỗi khẩu phần cần được cân bằng tỷ lệ % năng lượng mà chất glucid cung cấp so với năng lượng từ chất lipid và protein.

Cách bổ sung đầy đủ Glucid cho trẻ em

Thực phẩm giàu Glucid

Gạo tẻ

76,2

Khoai củ tươi

21,0-28,4

Nếp

74,9

Khoai củ khô

75-81

Ngô mảnh

71,8

Bột khoai khô

78-85

Bột gạo tẻ

82,2

Sắn tươi

36,4

Bột nếp

78,7

Sắn khô

80,3

Bột ngô

73

Miến

82,2

Trứng

0,5-1

Mì sợi

71,4

Thịt

không đáng kể

Bánh mì

48,5

không đáng kể

Bánh phở

32,1

Bún

25,7

Nguồn thực phẩm chất bột đường nên bổ sung

Là thực phẩm nguyên chất chưa qua chế biến, hoặc chế biến rất ít, chứa nhiều chất xơ và khoáng chất, vitamin tốt cho sức khoẻ.

nguồn bổ sung glucid

Bao gồm: gạo, gạo lứt, khoai sắn, ngũ cốc,… rau, trái cây và các loại đậu. Sữa bột là sản phẩm nên dùng do chứa đủ lượng glucid cần thiết cho cơ thể mỗi ngày.

Nguồn thực phẩm không nên bổ sung nhiều

Là thực phẩm đã qua chế biến hoặc tinh chế kỹ, làm hàm lượng các chất dinh dưỡng mất đi nhiều, nhưng lượng chất bột đường tăng và dễ hấp thụ hơn gây béo phì.

Bao gồm: soda, sợi mì, bánh mì, khoai tây chiên, kẹo…

Nên lưu ý gì khi bổ sung glucid?

Bổ sung đúng nguồn thực phẩm có lợi cho cơ thể với liều lượng vừa đủ.

– Dư thừa chất bột đường: dễ béo phì và mắc các bệnh về tim mạch, tiểu đường.

– Thiếu chất bột đường sẽ làm cơ thể suy yếu, mất năng lượng, mệt mỏi.

Đối với người thừa cân, nên bổ sung chất bột đường có lợi với liều lượng ít.

Nên cung cấp chất bột đường cho trẻ ngay từ khi ăn dặm. Sữa công thức là nguồn bổ sung chất bột đường cho trẻ được khuyên dùng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Main Menu